4 vấn đề của doanh nhân trẻ thời đại phải đối mặt
1. Còn non trẻ trong kinh nghiệm, kỹ năng
Vấn đề mà hầu hết các doanh nhân ngày nay đang gặp phải đó là sự thiếu chuyên môn, kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp. Nhất là khi kho tàng kiến thức là vô tận, đòi hỏi mỗi người phải luôn học hỏi, tìm tòi, khám phá.
Khá nhiều doanh nhân có tâm lý mình là giỏi, quá tự tin vào những gì mình có, mình sở hữu mà quên trau dồi. Nhất là đối với các doanh nhân vừa mới khởi nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm còn non kém nhưng lại tự mãn, lại "ngủ quên" trong thành tích. Với các doanh nhân trẻ, mới khởi nghiệp, việc học hỏi, tiếp thu, trang bị cho mình những kiến thức để tránh vấp phải "vết xe đổ" của các bậc tiền nhân đi trước là điều cực kỳ quan trọng.
Đặc biệt kỹ năng mềm, kỹ năng quan hệ, giao tiếp xã hội của khá nhiều doanh nhân còn khá non kém. Đó là lý do thui chột tài năng của một số doanh nhân, làm trì trệ và cản trở bước đường tiến đến thành công của nhiều doanh nhân.
2. Đối diện với sự cạnh tranh đầy khốc liệt
Khi mà kinh tế ngày càng phát triển, sự hợp tác và giao lưu kinh tế quốc tế thì cũng chính là lúc đặt các doanh nhân vào guồng quay của sự cạnh tranh đầy khốc liệt. Bởi lẽ, sự cạnh tranh khốc liệt, cuộc chiến thương trường không bao giờ dừng. Nhất là trên thực tế "Thương trường là chiến trường".
Do vậy, các doanh nhân đòi hỏi phải có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh, đủ dũng khí để vượt qua những khó khăn, thử thách, sự phản bội và thậm chí là những thất bại. Chấp nhận cạnh tranh và dũng cảm đương đầu với cạnh tranh mới chính là tiền đề giúp các doanh nhân trong thời đại ngày nay thành công trên con đường đang đi.
3. Thay đổi, tiếp cận với công nghệ mới
Công nghệ, máy móc, thiết bị mới, hiện đại ngày càng phát triển và không ngừng được đổi mới. Điều này đòi hỏi các doanh nhân phải thay đổi, tiếp cận và biến đổi vận hành doanh nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự nhạy bén với công nghệ mới, sự tiếp thu, tiếp cận đúng lúc và kịp thời chính là cơ sở để tạo sức mạnh cho doanh nghiệp. Từ đó tạo đà để doanh nghiệp vươn cao, bay xa hơn nữa.
4. Nỗi lo về giữ chân nhân tài
Một trong những vấn đề nhức óc mà các doanh nhân ngày nay cũng đã, đang gặp phải đó là làm sao để có thể giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp. Thu hút nhân tài, tìm kiếm nhân tài về với doanh nghiệp đã là khó nhưng làm sao để giữ chân được nhân tài thì lại càng khó hơn.
Theo đó, với những nhân tài mà doanh nhân nhìn nhận được năng lực, khả năng của họ thì đừng chần chừ tính toán với họ. Thật ra, với một người tài, bên cạnh mức lương thì họ rất cần đến một người sếp thấu hiểu tâm lý, thông cảm, một người sếp biết lắng nghe. Do vậy, ngoài các chế độ đãi ngộ, ngoài những ưu ái cho nhân tài thì là một doanh nhân, bạn cũng nên dùng sự chân thành để đối đãi họ.
Các nhân tài họ đủ thông minh để thấy đâu là môi trường tốt giữ chân họ, đâu là nơi để họ phấn đấu, cố gắng và tận lực cống hiến.
Bình luận