Ứng dụng in 3D đã giúp ích rất nhiều trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khỏe

In 3D trong y học là gì?

Chúng ta hiện đang trong sống trong thế giới khi công nghệ phát triển và tiến bộ hằng ngày. Ứng dụng in 3D đã có mặt từ năm 1984 nhưng phải đến những năm gần đây, nó mới được mọi người chú trọng khi họ nhìn thấy được những lợi ích nó đem lại trong lĩnh vực y học.

Con người ngày nay đã phát triển được rất nhiều cách in 3D, cơ động, bút vẽ, đồ vật. Nhưng mọi người nghĩ rằng khi sử dụng gì đó liên quan đến in 3D rất đắt, nhưng ngược lại, in 3D trong sinh học lại có mức giá rất hợp lý.

Một vật thể chụp qua các lớp vi tính, CT scan, sẽ cho ra vô số lát cắt và nếu chúng chồng lên nhau sẽ cho ra đúng hình thể ban đầu. In sinh học 3D đã có rất nhiều tiến bộ khi liên tiếp thành công trong việc phẫu thuật và điều trị. Cộng thêm việc chi phí sử dụng in thấp cùng những công dụng của nó, chắc chắn in sinh học 3D sẽ trở thành phương thức điều trị góp phần phát triển lĩnh vực y học.

Những ứng dụng của in 3D trong y học

Mô hình sinh học

Với máy in sinh học 3D, các bác sĩ có thể tạo ra các mô hình, mẫu cấu trúc chỉ cần nhờ vào hình ảnh được cắt ra từ CT scan, MRI. Điều này không chỉ giúp cho các giảng viên sử dụng làm tài liệu giảng dạy mà còn giúp các bác sĩ tìm được những phương pháp tối ưu cho các ca phẫu thuật, giảm đáng kể và mặt rủi ro cũng như thời gian trong quá trình phẫu thuật được thực hiện.

Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã sử dụng máy in sinh học 3D để in các mô hình khối u ung thư, giúp con người tìm hiểu được những giai đoạn phát triển của khối u, di căn cũng như phát triển các loại thuốc chống ung thư mới.

Bộ phận giả

Năm 2014, các nhà nghiên cứu đã phát triển ứng dụng in sinh học 3D, tạo nên những bộ phận giả để cấy ghép trên mặt và cơ thể của con người thay cho việc tạo những bộ phận giả theo cách truyền thống tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Sử dụng ứng dụng in sinh học 3D này với giá thành rất rẻ, họ đã tận dụng điều này để tạo ra những bộ phận giả cấy ghép cho những bệnh nhân ở các nước đang phát triển, các nước nghèo.


Sử dụng công nghệ in sinh học 3D để tạo ra hàng loạt bộ phận cơ thể con người

Tai phỏng sinh học (bionic ear)

Các nhà nghiên cứu tại đại học Princeton đã sử dụng công nghệ in 3D và chế tạo ra tai phỏng sinh học (bionic ear) kết hợp ăng ten cuộn dây nhỏ với sụn, giúp tai có thể nghe được với tần số và khoảng cách vượt xa tầm nghe bình thường của con người chúng ta.

Sáng chế này được sử dụng để khôi phục lại hoặc tăng cường khả năng nghe của con người.


Tai phỏng sinh học được sáng tạo từ công nghệ in 3D trong y học

Ngoài những ứng dụng trên, máy in sinh học 3D thực sự còn cống hiến nhiều hơn nữa trong lĩnh vực y học như chế tạo xương, thiết bị y khoa, van tim,... với giá thành hợp lý, phải chăng. Mong rằng ứng dụng công nghệ này còn được áp dụng nhiều hơn nữa trong không chỉ lĩnh vực y học mà còn các lĩnh vực khác nữa.