Chuỗi giá trị là gì và cách ứng dụng hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp

Mô hình chuỗi giá trị là gì?

Mô hình chuỗi giá trị của một doanh nghiệp của Michael Porter bao gồm tất tần tật các hoạt động từ khâu thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối, bước cuối cùng là giao hàng. Các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực sản xuất hàng hóa thì chuỗi giá trị bắt đầu từ khâu nguyên liệu sử dụng để sản xuất các sản phẩm của họ trước khi sản phẩm mà họ tạo ra đến tay người tiêu dùng.

Quản lý chuỗi giá trị thực ra là một quá trình tổ chức các hoạt động để phân tích cụ thể, chi tiết các hoạt động tổ chức trong quy trình một cách chính xác. Mục đích của quản lý chuỗi giá trị là thiết lập thông tin liên lạc giữa người quản lý của từng giai đoạn nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách thông suốt, liền mạch.

Ý nghĩa về mô hình chuỗi giá trị

Việc phân tích cụ thể mô hình chuỗi giá trị bên trong tổ chức giúp cho người quản lý nhận ra được cách có tối giảm được lượng chi phí, tối ưu hóa công sức, loại bỏ khoản hao phí để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cách bắt đầu thực hành quản lý chuỗi giá trị doanh nghiệp đó là xác định từng phần có trong quy trình sản xuất. Tiếp sau là lưu ý các bước có thể được loại bỏ và cải tiến.

Quản lý theo mô hình chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp tăng gia lợi nhuận

Khi thực hiện các bước quản lý mô hình chuỗi giá trị như vậy thì các doanh nghiệp có thể xác định được tốt các giá trị cốt lõi nhằm mang tới các sản phẩm phục vụ cho đối tượng khách hàng. Đồng thời có thể mở rộng, cải tiến được các giá trị của công ty để nhằm tiết kiệm hao phí, nâng cao sản xuất để tăng gia lợi nhuận, giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

Cách ứng dụng chuỗi giá trị trong kinh doanh

Mô hình hoạt động chuỗi giá trị của doanh nghiệp

· Các hoạt động chính

- Inbound Logistics (vận chuyển đầu vào) là bước tiếp nhân, lưu trữ và phân phối các nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Operations (chế tạo) là giai đoạn mà các nguyên liệu thô được sản xuất, chuyển thành thành phẩm cuối cùng.

- Outbound Logistics (vận chuyển đầu vào) là bước phân phối sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng

- Marketing and Sales là bước liên quan đến quảng cáo, tổ chức bán hàng, định giá và quản lý sản phẩm để nhằm hướng đến mục tiêu khách hàng.

- Service (phục vụ) là bước để duy trì hiệu năng sản xuất của sản phẩm. Đây cũng bước để xác định các yếu tố cài đặt, đào tạo, bảo trì, sửa chữa và các dịch vụ bảo hành, sau bán hàng.

· Các hoạt động hỗ trợ

Ngoài các hoạt động chính thì trong quản lý chuỗi giá trị, cũng có những hoạt động hỗ trợ như sau: mua hàng, phát triển công nghệ, quản lý nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp.

Mô hình chuỗi giá trị sẽ giúp cho người quản lý xác định được các yếu tố giúp thực hiện tối ưu hóa cho hoạt động tối đa của doanh nghiệp, nhằm mục đích nâng cao khả năng sinh lời. Điều quan trọng nhất trong quản lý chuỗi giá trị doanh nghiệp đó chính là giữ chân được khách hàng, cho khách hàng niềm tin, sự an toàn và thúc đẩy khách hàng trung thành với sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra.