Nguyễn Thị Ngọc The

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Email: nguyenthingocthe@dntu.edu.vn

Tóm tắt

Bài viết đánh giá các nhân tố tác động đến việc sử dụng QR-Code tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng QR Code gồm: Tính dễ dàng thao tác; Tính nhanh chóng tiện lợi; Tính an toàn bảo mật. Từ đó, nghiên cứu kiến nghị đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ QR Code đến người dân sử dụng rộng rãi hơn không chỉ ở khu vực thành thị, cũng như các khu vực nông thôn.

Từ khóa: QR Code, cửa hàng tạp hóa, sử dụng, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Summary

The paper evaluates factors affecting the use of QR-Code at grocery stores in Bien Hoa city, Dong Nai province. Research result points out 3 factors affecting the use of QR Code which are Ease of use; Speed and convenience; Safety and security. From this finding, the study suggests that banks and credit institutions provide QR Code service to people more widely not only in urban areas, but also in rural areas.

Keywords: QR Code, grocery store, use, Bien Hoa city, Dong Nai province

GIỚI THIỆU

Công nghệ AI và Smartphone ngày càng chiếm nhiều vị thế trong xã hội, ttrong đó việc sử dụng QR Code đang là hình thức thanh toán có nhiều tiện ích cho người mua hàng, và các chủ cửa hàng tạp hóa. Đồng thời, mang lại nhiều cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng trong tương lai. Do thói quen sử dụng, cũng như sự lo lắng về độ bảo mật về dịch vụ thanh toán điện tử hiện nay nên người dân vẫn còn e ngại trong việc sử dụng QR Code. Do đó, nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng tới việc sử dụng QR Code sẽ làm nền tảng giúp các ngân hàng thương mại có những chính sách mới nhằm thu hút nhiều khách hàng sửu dụng dịch vụ thanh toán điện tử QR Code.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

QR Code là hình ảnh của ô vuông mẫu với các chấm đen trên nền trắng, chứa các thông tin: URL, địa điểm, thời gian, mô tả sản phẩm…QR Code hay còn gọi là Mã vạch ma trận (Matrix-barcode). Do Denso - một công ty con trong tập đoàn Toyota, khám phá ra vào năm 1994, QR Code đã được duyệt là tiêu chuẩn ISO quốc tế (ISO/IEC18004) tháng 6 năm 2000. Ban đầu QR Code được ý định sử dụng trong lĩnh vực sản xuất nhằm kiểm soát các bộ phận ô tô, và sau đó nó được sử dụng phổ biến rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác của xã hội.

Tổng quan các nghiên cứu trước

Nghiên cứu của Fadi Masalha, Nael Hirzallah (2014) – Faculty of Information Technology, Applied Science University: "Hệ thống chấm công học sinh sử dụng mã QR”. Bài viết này đề xuất một hệ thống dựa trên mã QR, được hiển thị cho sinh viên trong hoặc đầu mỗi buổi học. Các sinh viên sẽ cần phải quét mã để xác nhận sự tham dự của họ. Bài viết giải thích chi tiết triển khai ở cấp độ cao của hệ thống và cách hệ thống xác minh danh tính học sinh để loại bỏ việc đăng ký sai.

Nghiên cứu của Ming Tu, Lei Wu, Hua Wan, Zhoujing Din, Zizheng Guo, Jiayi Chen (2020) – Trường Cao đẳng Kinh tế và Quản lý, Đại học Nông nghiệp Huazhong, Vũ Hán, Trung Quốc thì có 4 nhân tố ảnh hưởng tới Việc áp dụng công nghệ thanh toán di động bằng mã QR trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, gồm: Nhận thức mức độ nghiêm trọng (PS); Ảnh hưởng xã hội (SI); Lợi ích thực tiễn (UB); Lợi ích sức khỏe (HB).

Nghiên cứu của Grace Lorraine Intal, Jan Daryll Payas, Louise Mae Fernandez, Blanca Marie Domingo (2020), Trường Công nghệ Thông tin, Đại học Mapua, Manila, Philippines, “Hệ thống thông tin nhà hàng (RIS) với mã QR để cải thiện hoạt động dịch vụ của nhà hàng ăn uống bình dân”. Với 5 khía cạnh: “Hữu hình, Độ tin cậy, Khả năng đáp ứng, Sự đảm bảo và Sự đồng cảm”.

Nghiên cứu của Berrin Arzu Eren, (2022), “QR code m‐payment from a customer experience perspective - Thanh toán di động bằng QR code từ góc độ trải nghiệm của khách hàng”, thì có 4 nhân tố gồm: Chất lượng thông tin; Chất lượng hệ thống; Tốc độ giao dịch và sự lạc quan ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm của khách hàng.

Nghiên cứu của Đinh Thị Thắm, Trần Thị Khánh Trâm (2023) - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán qua QR code của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Phan Thiết”, gồm có 5 nhân tố sau: “Tin cậy cảm nhận; Hiệu quả chi phí; Điều kiện thuận lợi; Hữu ích mong đợi và Nỗ lực mong đợi”.

Nghiên cứu của Nguyễn Yến Nhi (2023), Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh về “các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động QR Code của khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh”, thì có 7 yếu tố gồm: “Tính hữu ích cảm nhận; Tính dễ sử dụng cảm nhận; Tính bảo mật cảm nhận; Niềm tin cảm nhận; Chuẩn chủ quan; Tính tương thích cảm nhận; Tính bảo mật cảm nhận có tác động đến ý định sử dụng thanh toán di động QR Code của khách hàng thế hệ Z”.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên các nghiên cứu có liên quan, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình.

Hình: Mô hình nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến việc sử dụng QR code tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn TP. Biên Hòa – Đồng Nai

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

Các giả thuyết được đưa ra như sau:

H1: Tính dễ dàng thao tác (D) “ảnh hưởng thuận chiều đến việc Chấp nhận sử dụng QR Code”.

H2: Tính nhanh chóng tiện lợi (H) “ảnh hưởng thuận chiều đến việc Chấp nhận sử dụng QR Code”.

H3: Tính an toàn bảo mật (A) “ảnh hưởng thuận chiều đến việc Chấp nhận sử dụng QR Code”.

Các thang đo trong nghiên cứu được thể hiện như Bảng 1.

Bảng 1: Các nhân tố của thang đo

Tiêu chí

Thành phần

Kí hiệu

Tính dễ dàng thao tác (D)

Việc sử dụng các dịch vụ QR Code là dễ dàng

D1

Việc thực hiện QR Code là đơn giản và dễ hiểu

D2

Hệ thống giao dịch QR Code là linh hoạt

D3

Việc sử dụng dịch vụ QR Code thực hiện thuận lợi hơn

D4

Tính nhanh chóng tiện lợi (H)

Chi phí sử dụng dịch vụ QR Code là chấp nhận được

H1

Giao dịch mua hàng bằng QR Code là tiết kiệm hơn thanh toán truyền thống

H2

Việc sử dụng dịch vụ QR Code sẽ cho phép khách hàng thực hiện công việc nhanh chóng hơn

H3

Việc sử dụng dịch vụ QR Code sẽ cho phép khách hàng thực hiện công việc tiện lợi hơn

H4

Tính an toàn bảo mật (A)

Có thể bị gian lận hoặc mất tiền khi sử dụng QR Code

A1

Sử dụng QR Code có thể không đảm bảo tính bảo mật

A2

Dịch vụ thanh toán QR Code có thể thanh toán không chính xác

A3

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện khảo sát đối với 200 chủ cửa hàng tạp hóa trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Kết quả thu về được 186 phiếu đạt yêu cầu. Số phiếu đạt yêu cầu được mã hóa và đưa vào phần mềm SPSS để phân tích. Khảo sát được thực hiện từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

Bảng 2: Kết quả kiểm định

Thang đo

Hệ số

Cronbach’s Alpha

Hệ số tương quan

biến tổng

Tính dễ dàng thao tác

0,899

0,747

Tính nhanh chóng tiện lợi

0,810

0,764

Tính an toàn bảo mật

0,710

0,773

Chấp nhận sử dụng QR CODE

0,855

0,756

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 2 cho thấy, “các thang đo có độ tin cậy đảm bảo yêu cầu > 0,5 với hệ số Cronbach’s Alpha của 3 nhân tố D, H, A từ 0,710 đến 0,899 và hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 cụ thể là giao động từ 0,747 đến 0,773”. Suy ra, các biến đều được dùng cho phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Kết quả phân tích EFA

Phân tích EFA cho nhóm biến độc lập

Bảng 3: Kết quả phân tích EFA các biến độc lập

Biến quan sát

Hệ số tải nhân tố

1

2

3

D1

0,888

D2

0,882

D3

0,810

D4

0,737

H1

0,848

H2

0,824

H3

0,719

H4

0,691

A1

0,752

A2

0,739

A3

0,700

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả phân tích EFA (Bảng 3) cho thấy, các biến độc lập có hệ số KMO = 0,765 > 0,5, nên phân tích EFA là phù hợp. Kiểm định Barlett có mức ý nghĩa Sig. = 0,000: Các biến quan sát từ D1 đến A3 có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện D, H, A. Đồng thời, qua phân tích ma trận xoay để kiểm tra (loại) biến xấu của biến quan sát ta thấy các biến đều có hệ số > 0,5 và sắp xếp theo đúng trật tự của nhân tố đại diện nên sẽ không loại biến .

Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Bảng 4: Kết quả EFA cho biến phụ thuộc

Biến quan sát

Hệ số tải nhân tố

1

F1

0,923

F2

0,919

F3

0,863

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả EFA (Bảng 4) cho thấy, hệ số KMO = 0,765 > 0,5 và Bartlet có kết quả Sig. = 0,000. Suy ra, các thang đo đều có giá trị hệ số tải nhân tố > 0,5 nên suy ra cả 3 biến đều đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và độ tin cậy.

Phân tích tương quan

Bảng 5: Ma trận tương quan giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến việc sử dụng QR code tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn TP. Biên Hòa – Đồng Nai

Ghi chú: Ký hiệu **: Cho biết rằng cặp biến này có sự tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 99% (tương ứng mức ý nghĩa 1% = 0,01).

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả phân tích tương quan (Bảng 5) cho thấy, các biến phụ thuộc và các biến độc lập có sự tương quan cao (hệ số tương quan giao động từ 0,320-0,773). Vậy suy ra, các biến phụ thuộc sẽ được giải thích bằng các biến độc lập. Ngoài ra, biến độc lập có giá trị Sig. đều > 0,05, nên chấp nhận giả thuyết. Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình, vì hệ số tương quan tổng thể = 0, không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập vì hệ số VIF < 10”.

Phân tích hồi quy bội

Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t

Sig. Độ chấp nhận

Thống kê đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Hệ số phóng đại phương sai

VIF

1

Hằng số

0,103

0,072

1,436

0,153

D

0,310

0,017

0,413

18,017

0,000

0,702

1,425

H

0,342

0,015

0,481

22,219

0,000

0,788

1,270

A

0,313

0,023

0,333

13,674

0,000

0,623

1,606

R2 hiệu chỉnh: 0,933

Thống kê Durbin-Watson: 1,605

Thống kê F(ANOVA): 842,903

Mức ý nghĩa (Sig. của ANOVA): 0,000

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả phân tích (Bảng 6) cho thấy, R2 hiệu chỉnh = 0,933, tương đương 93,3 % sự thay đổi của việc sử dụng QR Code được quyết định bởi các yếu tố: “Tính dễ dàng thao tác”, “Tính nhanh chóng tiện lợi”, “Tính an toàn bảo mật”. Ngoài ra, giá trị Sig. Của kiểm định F rất nhỏ (Sig. = 0,000), suy ra mô hình tmà tác giả đề xuất phù hợp với mẫu khảo sát. Các biến độc lập D: “Tính dễ dàng thao tác”, H: Tính nhanh chóng tiện lợi, A: “Tính an toàn bảo mật”, F: “Chấp nhận sử dụng QR Code đều có (Sig. < 0,05)”, nên về mặt thống kê đều có ý nghĩa. Hệ số Tolerance khá cao từ 0,623 đến 0,702 và hệ số thấp VIF < 2 (từ 1,270 đến 1,425)”. Từ đó, cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Dựa vào bảng 6 ta có mô hình hồi quy như sau:

Y=0,103 + 0,413*D + 0,481*H + 0,333*A

Như vậy, “các giả thuyết mà tác giả đưa ra trong mô hình đều phù hợp, H: Tính nhanh chóng tiện lợi có tác động mạnh mẽ nhất tới việc sử dụng QR Code”.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy, 3 yếu tố: Tính dễ dàng thao tác, Tính nhanh chóng tiện lợi, tính an toàn bảo mật khi sử dụng dịch vụ có tác động tích cực việc sử dụng QR Code, trong đó, H: Tính nhanh chóng tiện lợi có hệ số Bêta = 0,481 là cao nhất nên nó ảnh hưởng nhiều nhất đến việc sử dụng QR Code, nên thường các ngân hàng thương mại nên xem xét để thiết lập một hệ thống thanh toán nhanh và nhiều tiện ích giúp quá trình thanh toán đạt hiệu quả cao nhất. Đối với các nhân tố về tính dễ dàng thao tác, tính an toàn bảo mật cũng là các yếu tố quyết định đến việc sử dụng QR Code của khách hàng hiện nay.

Kiến nghị

Một là, cần tích hợp nhiều tiện ích đơn giản và hạn chế các thao tác phức tạp: Giúp việc thanh toán nhanh hơn như: Thanh toán chỉ cần 1 lần quét mã QR, xác minh bằng face ID, hoặc vân tay.

Hai là, việc thanh toán bằng QR Code đạt hiệu quả khi giúp được các giao dịch diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, có thể thanh toán bất kỳ nơi đâu có kết nối mạng Internet: Tăng cường giới thiệu dịch vụ QR Code cho người dân đặc biệt là các chủ cửa hàng tạp hóa biết đến dịch và hướng dẫn thực hiện các thao tác liên quan đến QR Code nhiều hơn. Thường xuyên cập nhật tính năng và ghi nhận thông tin phản hồi của người dân, đồng thời gia tăng cải tiến công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực để giải quyết nhanh những phàn nàn, khiếu nại của người sử dụng.

Ba là, nâng cấp tính năng bảo mật giúp khách hàng an tâm khi sử dụng dịch vụ đồng thời tăng độ an toàn - bảo mật cho cả chủ cửa hàng tạp hóa cũng như người mua hàng khi tham gia dịch vụ: Nâng cấp các mức độ bảo mật, an ninh mạng để tăng niềm tin và giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng QR Code./.

Tài liệu tham khảo

1. Berrin Arzu Eren, (2022), QR code m‐payment from a customer experience perspective, Journal of Financial Services Marketing, 29, 106–121.

2. Đinh Thị Thắm, Trần Thị Khánh Trâm (2023), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán qua QR code của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Phan Thiết, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

3. Fadi Masalha, Nael Hirzallah (2014), A Students Attendance System Using QR Code, International Journal of Advanced Computer Science and Applications (IJACSA), 5(3).

4. Grace Lorraine Intal, Jan Daryll Payas, Louise Mae Fernandez, Blanca Marie Domingo (2020)Restaurant Information System (RIS) with QR Code to Improve Service Operations of Casual Fine Dining Restaurant

5. Ming Tu, Lei Wu, Hua Wan, Zhoujing Din, Zizheng Guo, Jiayi Chen (2022), Applying mobile payment technology using QR codes during the Covid-19 epidemic, Organizational Psychology, 12, doi: 10.3389/fpsyg.2021.798199.

6. Nguyễn Yến Nhi (2023), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động QR Code của khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

7. Vuong, Q. H. (2023), Mindsponge Theory, Walter de Gruyter GmbH.

Ngày nhận bài: 12/5/2024; Ngày phản biện: 22/5/2024; Ngày duyệt đăng: 13/6/2024