Mục tiêu tổng quát của Chương trình là phân vùng rủi ro thiên tai và cảnh báo thiên tai, đặc biết là bào, nước biển dân do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu nhằm triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai, khí tượng thủy văn, đê điều và tài nguyên nước.

Chính phủ phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai

Cụ thể là, đánh giá mức độ rủi ro đối với các loại hình thiên tai trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là các thiên tai có tần suất xuất hiện cao hàng năm như bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn.

Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai và bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai bão, nước biển dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng, chống thiên tai và ứng phó với rủi ro thiên tai cho các khu vực. Đồng thời, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thiên tai và rủi ro thiên tai.

Nội dung, nhiệm vụ chương trình là phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão và nước biển dâng do bão; phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ, ngập lụt; phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất tại khu vực trung du và miền núi; phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo nắng nóng, hạn hán xâm nhập mặn, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối, động đất, sóng thần.

Trong đó, về phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão và nước biển dâng do bão, thu thập số liệu, tài liệu về áp thấp nhiệt đới, bão, thủy triều, nước dâng do bão và các đặc trưng liên quan; tính toán và phân tích đặc trưng tần suất, cường độ của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa cực đại trong 24 giờ, mưa tích lũy của đợt bão, gió mạnh trong bão; điều tra, thu thập số liệu về điều kiện kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng để xác định mức độ, khả năng thích ứng với áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão; đánh giá tính dễ bị tổn thương của khu dân cư, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội,... khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, bão nước dâng do bão gây ra, nhất là tại khu vực ven biển;...

Về phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ, ngập lụt; phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất tại khu vực trung du và miền núi, điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ hiện trạng lũ quét, sạt lở đất đá, trượt dòng bùn đá và sụt lún đất; phân tích, đánh giá khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá, trượt dòng bùn đá và sụt lún đất; lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất đá, trượt dòng bùn và sụt lún đất cho khu vực trung du và miền núi.

Chương trình được triển khai từ năm 2018, thời gian thực hiện cụ thể tùy theo khả năng cân đối, bố trí kinh phí thực hiện; trong đó giai đoạn từ năm 2018-2020 tập trung đánh giá, lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai đối với một số loại hình thiên tai thường xảy ra, bao gồm áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đá do mưa.

Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan và địa phương có liên quan tổ chức thự hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình và chịu trách nhiệm về hiệu quả của Chương trình. Tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, căn cứ nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể cần thực hiện, đoen giá và chế độ tài chính hiện hành lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện mỗi nội dung đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả... Đồng thời, chủ động bố chí kinh phí trong dự toán ngân sách được giao hàng năm ddeer haonf thành các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình theo đúng quy định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoach và Đầu tư, Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, cung cấp các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề án, dự án có liên quan cho các cơ quan được giao chủ trì thực hiện Chương trình để đảm bảo tính kế thừa, tiết kiệm, hiệu quả.../.