Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 nêu rõ mục tiêu: Phấn đấu cơ bản hoàn thành phê duyệt trong năm 2022 các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Công tác quy hoạch năm 2022: Nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nhiều thách thức
Năm 2022 các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh minh họa)

Chất lượng công tác quy hoạch được cải thiện đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian qua, công tác quy hoạch đã đạt được những kết quả quan trọng, chất lượng công tác quy hoạch được cải thiện đáng kể.

Để có hành lang pháp lý cho công tác quy hoạch, Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn về triển khai lập quy hoạch cho thời kỳ 2021-2030 đã được các cấp có thẩm quyền ban hành cơ bản đầy đủ và đồng bộ để các bộ, ngành và địa phương triển khai công tác quy hoạch.

Việc tổ chức lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia đã đạt kết quả bước đầu quan trọng. Đến nay, đã có 1 quy hoạch quốc gia, 17/38 quy hoạch ngành quốc gia, 1/6 quy hoạch vùng, 14/63 quy hoạch tỉnh hoàn thành dự thảo quy hoạch, đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công tác quy hoạch năm 2022: Nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nhiều thách thức

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về công tác quy hoạch, sáng 19/8, Thủ tướng khẳng định, các bộ ngành, địa phương phải quan tâm đặc biệt tới công tác lập quy hoạch, bởi công tác quy hoạch là rất quan trọng, làm gì cũng cần có quy hoạch.

“Quy hoạch phải đi trước một bước, có tính tổng thể, toàn diện, bao quát và có tính định hướng”, Thủ tướng nói.

Các bộ, ngành, địa phương đã từng bước chuyển đổi hoạt động quản lý nhà nước phù hợp quy định của Luật Quy hoạch, theo hướng “Chính quyền là một tổng thể thống nhất”, tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin liên ngành, liên cấp trong hoạt động quản lý nhà nước, tạo dựng môi trường kinh doanh công bằng, thông thoáng với kiện kinh doanh được đơn giản hóa cho cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Từng bước bãi bỏ các quy hoạch về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cụ thể, thay thế bằng các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành theo nguyên tắc minh bạch, công khai.

Đặc biệt, nội dung và chất lượng công tác quy hoạch được cải thiện đáng kể so với trước đây, việc áp dụng phương pháp tích hợp quy hoạch khắc phục được sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch riêng lẻ; nâng cao sự gắn kết liên ngành, liên vùng và gắn kết giữa chiến lược - quy hoạch - kế hoạch - đầu tư; mở ra các cơ hội, không gian phát triển mới, hình thành các ngành nghề đầu tư, kinh doanh mới; đảm bảo mục tiêu phát triển cân đối, hiệu quả, bền vững giữa các ngành, vùng lãnh thổ và cả nước. Những định hướng đột phát chính về tổ chức không gian đang được nghiên cứu và thảo luận tại Khung định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia.

Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

Mặc dù, bước đầu đã đạt được các kết quả quan trọng, tuy nhiên, hoạt động quy hoạch trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 chưa đạt được yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 11/NQ-CP. Tính theo số lượng các quy hoạch đã được thẩm định và phê duyệt, mới chỉ khoảng 10% số lượng quy hoạch thuộc quy hoạch quốc gia được hoàn thành dự thảo, đang phê duyệt và ban hành. Như vậy, khối lượng công việc cần được hoàn thành trong năm 2022 là rất lớn.

Thứ hai, việc triển khai lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp với nội dung cơ bản là lập thống nhất một quy hoạch trên một địa bàn tỉnh, tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực tạo ra nhiều thách thức cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quy hoạch.

Thứ ba, việc tổ chức lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là nhiệm vụ mới, phức tạp và lần đầu tiên được triển khai đồng thời ở tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là quy hoạch cấp dưới được lập khi quy hoạch cấp trên chưa được ban hành, do việc thách thức thức là bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống của các quy hoạch, để quy hoạch cấp dưới cụ thể hóa đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương án phát triển và giải pháp của quy hoạch cấp trên.

hứ tư, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030, các đơn vị tư vấn không tiếp cận được thực địa để khảo sát, nghiên cứu và lập quy hoạch.

Thứ năm, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất cho công tác quy hoạch chưa được hoàn thiện.

Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030

Việc nhanh chóng lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển của đất nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương trong giai đoạn tới, cần phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên của tất cả các cấp, các ngành.

Để đáp ứng được tiến độ đặt ra, theo lãnh đạo Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ và địa phương cần triển khai quyết liệt việc tổ chức lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 thuộc thẩm quyền, trình phê duyệt trước 31/12/2022, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành tiến độ lập quy hoạch; đồng thời, không trình phê duyệt điều chỉnh các quy hoạch thời kỳ 2011-2020 khi chưa thực sự cần thiết, để không ảnh hưởng tới quy hoạch thời kỳ 2021-2030.

Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 nêu rõ mục tiêu: Phấn đấu cơ bản hoàn thành phê duyệt trong năm 2022 các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mốc thời gian cụ thể được đặt ra là phải hoàn thành việc lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch trước ngày 31/12/2022.

Để đáp ứng được tiến độ đặt ra, theo lãnh đạo Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ và địa phương cần triển khai quyết liệt việc tổ chức lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 thuộc thẩm quyền, trình phê duyệt trước 31/12/2022, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành tiến độ lập quy hoạch; đồng thời, không trình phê duyệt điều chỉnh các quy hoạch thời kỳ 2011-2020 khi chưa thực sự cần thiết, để không ảnh hưởng tới quy hoạch thời kỳ 2021-2030.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tăng cường chia sẻ thông tin; xác định rõ hơn mục tiêu phát triển và định hướng phân bổ, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực phát triển; tạo dựng môi trường kinh doanh công bằng, thông thoáng với điều kiện kinh doanh được đơn giản hóa cho cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Trong quá trình lập quy hoạch phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới; kết hợp hài hòa kinh nghiệm quốc tế với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, giữa kiến thức, kinh nghiệm của cả cán bộ quản lý với năng lực của đơn vị tư vấn lập quy hoạch.

Nhằm khắc phục hạn chế do có những văn bản pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn với Luật Quy hoạch gây ra, việc khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản này là cần thiết. Theo đó, các bộ có liên quan khác cần khẩn trương rà soát các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn với Luật Quy hoạch để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc dừng thi hành nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 liên quan đến đất đai, tài nguyên nước, điện lực, cụm công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với quốc phòng và phương án đổi mới sáng tạo trong nội dung quy hoạch tỉnh theo hướng không làm phát sinh thủ tục hành chính và đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật về quy hoạch, dễ triển khai thực hiện.

Ngoài ra, cần khẩn trương xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch nhằm cung cấp thông tin đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch; đảm bảo công khai, minh bạch thông tin quy hoạch; nâng cao vai trò của doanh nghiệp, cộng đồng và người dân khi tham gia các hoạt động giám sát, đánh giá và tổ chức thực hiện quy hoạch./.