Để thương mại điện tử tiến tới mốc 10 tỷ USD vào năm 2020
Tăng trưởng mạnh mẽ
Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), tốc độ phát triển internet và viễn thông Việt Nam rất cao, năm 2015, Việt Nam đứng trong Top 10 châu Á và Top 20 toàn cầu về số lượng truy cập internet. Hơn 41 triệu người Việt Nam (tương đương 45% dân số) truy cập internet và đang có hơn 127 triệu thuê bao di động.
Số liệu thống kê của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho thấy, năm 2015, tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến Việt Nam đạt 4,07 tỷ USD (tăng 37% so với năm 2014), dự báo đến năm 2020 sẽ đạt 10 tỷ USD (chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ). VECOM cũng cho biết, có 62% người dùng internet tại Việt Nam từng mua hàng qua mạng trong năm 2015 và 43% doanh nghiệp đạt doanh thu cao hơn nhờ TMĐT.
Dẫn lời bà Lê Thị Hà, Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) trên Báo điện tử VOV thì, tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam rất lớn. Bà Hà cho biết, người tiêu dùng sử dụng internet đã chi tiêu tới 160 USD/năm cho mua bán trực tuyến. Chỉ cần 62% người sử dụng internet có mua sắm trực tuyến tương đương với khoảng gần 30 triệu người sẵn sàng chi tiêu khoảng 160 USD/năm sẽ là một tiềm năng rất lớn cho thị trường TMĐT cần được khai thác.
Một xu hướng mới được bà Hà quan tâm, lưu ý hiện nay là các phương tiện truy cập internet đang dần thay đổi mạnh mẽ. Nếu như trước đây người tiêu dùng thường truy cập internet bằng máy tính để bàn thì ngày nay lại có xu hướng chuyển qua các thiết bị cầm tay.
Khảo sát của Bộ Công Thương trong 6 tháng năm 2016 cho thấy, lượng truy cập internet nhiều nhất hiện nay là từ thiết bị di động với tỷ lệ 85%, trong khi năm 2015, tỷ lệ này chỉ chiếm 65%, tăng 21% trong vòng 1 năm. Đây là xu hướng mới mà các doanh nghiệp khi đầu tư vào TMĐT cần tính toán khi xây dựng nền tảng TMĐT thông qua thiết bị cụ thể để có ứng dụng bán hàng tốt nhất nhằm thu hút người tiêu dùng.
Song, gặp không ít rào cản
Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh, cuộc chiến TMĐT tại Việt
Đầu tháng 04/2016, hãng TMĐT Trung Quốc Alibaba đã hoàn tất thương vụ trị giá 1 tỷ USD để thâu tóm toàn bộ sàn TMĐT Lazada tại Đông Nam Á. Sau đó vài tuần, Rocket Internet, chủ sở hữu Zalora Việt Nam cũng bán sàn này cho Central Group của Thái Lan.
Không chỉ bị thâu tóm, sân chơi TMĐT tại Việt Nam đang là “cuộc chiến” khốc liệt của hàng trăm công ty trong và ngoài nước và Top 5 hiện tại thuộc về các “đại gia”, như: Lazada, Tiki, Cdiscount, Caganu và Adayroi. “Gã khổng lồ” Alibaba cũng đang tiến vào thị trường với những kế hoạch dài hạn.
Năm 2015, tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến Việt
Bên cạnh đó, bản thân TMĐT trong nước cũng đang bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015 do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Vecita), Bộ Công Thương công bố, có 45% khách hàng TMĐT phàn nàn về chi phí vận chuyển (cứ 10 người mua hàng trực tuyến thì có 4-5 người không hài lòng). Chuyển phát chậm, thiếu chuyên nghiệp cũng là rào cản lớn với người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến. Hơn nữa, bình quân mỗi tháng, doanh nghiệp TMĐT sẽ phải tốn thêm khoảng 10%-20% doanh thu cho các dịch vụ vận chuyển, đóng gói, thu tiền và chăm sóc khách hàng. Chi phí vận chuyển cao trở thành điểm yếu làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp TMĐT.
Lý giải vấn đề này, trên báo điện tử Công Thương, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho biết: Phí vận chuyển khiến giá mua sắm trực tuyến không rẻ hơn đáng kể so với mua sắm truyền thống. Khách hàng mua sắm trực tuyến chủ yếu do tính tiện lợi hơn là chi phí và chất lượng.
Cũng theo kết quả của Báo cáo trên, một rào cản nữa được đưa ra đó là: hình thức thanh toán chính là điểm yếu lớn nhất của TMĐT Việt
Đáng buồn là về mức độ hài lòng khi mua sắm trực tuyến, chỉ 38% số người tham gia khảo sát trả lời hài lòng. Sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo là trở ngại được nhiều người quan tâm với tỷ lệ 73%. Tiếp theo là trở ngại về giá cả (61%).
Bên cạnh đó, trong số 38% người tham gia khảo sát chưa tham gia mua sắm trực tuyến, khi được hỏi về nguyên nhân chưa mua sắm trực tuyến, 50% cho biết không tin tưởng đơn vị bán hàng, 37% quan niệm mua tại cửa hàng tiện lợi và rẻ hơn, 26% không có thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh toán qua mạng, 25% lo sợ lộ thông tin cá nhân.
Vì vậy, dù được đánh giá là thị trường tiềm năng nhưng sau một thời gian hoạt động, không ít trang TMĐT tại Việt
Bên cạnh đó, không ít các trang TMĐT do thua lỗ đã phải nhượng lại cho đối tác để tái cơ cấu. Tháng 04/2016, Rocket Internet - chủ sở hữu Zalora Việt
Dẫn lời bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) trên Báo điện tử Công Thương cho biết, những doanh nghiệp rơi vào khó khăn phải đóng cửa trên thị trường TMĐT là quy luật bình thường. Đồng thời, các doanh nghiệp lớn cũng không thể chi phối hay lèo lái toàn thị trường, trong khi đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có mức tăng trưởng nhất định, đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường.
Giải pháp nào để thúc đẩy?
Theo Hiệp hội TMĐT Việt
Về hỗ trợ pháp lý cho TMĐT phát triển, ngày 08/08/2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1563/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch đã đưa ra nhiều vấn đề trọng tâm để phát triển hơn nhằm đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thương trực tuyến, nâng cao ứng dụng dịch vụ công... |
Ngoài ra, tập trung hiện đại hóa kênh chuyển phát, gia tăng các điểm trung chuyển để giảm chi phí vận chuyển là giải pháp tăng sức cạnh tranh được giới chuyên môn và các doanh nghiệp TMĐT quan tâm. Đó là lý do hàng loạt các “ông lớn”, như: FPT, Lazada… đang chạy đua trong cuộc chiến dịch vụ giao nhận nhanh - rẻ, để thu hút khách hàng.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị, phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà bán hàng trực tuyến và công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát, giúp doanh nghiệp TMĐT và doanh nghiệp chuyển phát tận dụng tốt các cơ hội từ thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển phát, tiến tới chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, để khắc phục điểm yếu về hình thức thanh toán, TMĐT Việt
Tiếp theo là loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, tránh chiêu trò “khuyến mãi ảo” gây mất niềm tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, Các trang TMĐT cần minh bạch các vấn đề về đổi trả, bảo hành, khiếu nại. Đồng thời, kiểm soát chất lượng, hoạt động rao bán, mua hàng trên sàn TMĐT. Bởi chữ tín quyết định thành công của TMĐT. Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp TMĐT tại Việt
Tham khảo từ các nguồn:
http://baocongthuong.com.vn/thuong-mai-dien-tu-go-bo-rao-can-de-but-pha.html
http://baocongthuong.com.vn/thuong-mai-dien-tu-gia-tang-chinh-sach-bao-ve-nguoi-tieu-dung.html
Bình luận