Đến ngày 28/12/2023, 108/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 108 quy hoạch đó: 59 quy hoạch đã được phê duyệt; 21 quy hoạch đã trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, phê duyệt; 23 quy hoạch đã thẩm định xong, đang hoàn thiện theo ý kiến thẩm định; 05 quy hoạch đang trong quá trình thẩm định.
Trong 108 quy hoạch, có 59 quy hoạch đã được phê duyệt; 21 quy hoạch đã trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, phê duyệt. Ảnh minh họa |
Đến ngày 28/12/2023, 59 quy hoạch đã được phê duyệt
Thực hiện các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ Chính phủ đã quyết liệt triển khai, thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch. Gần đây, đã ban hành Nghị định 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch; trong đó, bổ sung quy định nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch.
Chất lượng công tác quy hoạch đã được nâng cao, từng bước phát huy kết quả tích cực trên thực tiễn và tạo ra các cơ hội phát triển mới, không gian phát triển mới và giá trị mới cho quốc gia, vùng, địa phương trong thời kỳ quy hoạch. Đến nay đã ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, Quy hoạch điện VIII, quy hoạch các phương thức giao thông vận tải và nhiều quy hoạch tỉnh, ngành, lĩnh vực.
Tính đến ngày 28/12/2023, 108/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt. Trong đó: 59 quy hoạch đã được phê duyệt; 21 quy hoạch đã trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, phê duyệt; 23 quy hoạch đã thẩm định xong, đang hoàn thiện theo ý kiến thẩm định; 05 quy hoạch đang trong quá trình thẩm định.
Trong đó, Chính phủ đã trình Quốc hội và được thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định rõ mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ của quốc gia, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của các vùng, các ngành, các địa phương để tạo ra các động lực tăng trưởng và giá trị mới cho phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì tổ chức Hội nghị công bố và ban hành Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII, khơi thông nguồn lực đối với các dự án năng lượng điện tái tạo, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; ban hành quy hoạch các phương thức giao thông vận tải; ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, phấn đấu cơ bản hoàn thành các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh trong năm 2023. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch được xây dựng, tích cực hoàn thiện.
Đã thành lập 6 Hội đồng điều phối vùng và Quy chế hoạt động của các Hội đồng
Tiếp tục xây dựng cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy KTXH của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển 06 vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập 06 Hội đồng điều phối vùng và Quy chế hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng. Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị để tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị và cho ý kiến thống nhất về kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 2023 của Hội đồng điều phối Vùng. Đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các Hội nghị điều phối vùng, huy động các địa phương, chuyên gia, nhà khoa học tham gia ý kiến các quy hoạch vùng để hoàn thiện trước khi trình Hội đồng thẩm định theo kế hoạch.
Chính phủ đã khẩn trương ban hành các Chương trình hành động để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các địa phương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đã trình Quốc hội ban hành thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Chính phủ đã nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho 10 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh; TP Hà Nội, TP Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Cần Thơ, TP Buôn Ma Thuột), tập trung triển khai thực hiện ngay sau khi được ban hành.
Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Triển khai đúng tiến độ các chương trình, đề án đã được phê duyệt; đồng thời thực hiện các chương trình hợp tác với các đối tác quốc tế như SECO, AFD, WB về phát triển đô thị.
Đến hết năm 2023, toàn quốc có số lượng đô thị là 902 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V./.
Bình luận