Dệt may vào TPP: Không tận dụng lợi thế, khó nắm bắt cơ hội
Dệt may hưởng lợi nhiều nhất
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt
Trong đó, dệt may sẽ là ngành hưởng lợi nhiều nhất do hiện tại thuế suất vào thị trường các nước TPP mà Việt Nam chưa ký FTA đang ở mức khá cao, như Hoa Kỳ (17,5%), Canada (17%), Mexico (30%), Peru (17%). nhưng khi TPP được ký kết, mức thuế suất này sẽ giảm dần xuống 0%. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu dự kiến có thể tăng 30 - 40% ngay trong năm đầu tiên và sau khoảng 3 - 4 năm, kim ngạch sẽ tăng gấp đôi. Dự kiến, kim ngạch sẽ đạt 16 tỷ USD ngay năm 2018 (tăng 3 tỷ USD) và tới năm 2020 sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD (tăng thêm 5,5 tỷ USD). Đi cùng với tăng trưởng kim ngạch như dự kiến, có thể tạo thêm hàng triệu việc làm mới.
Tại buổi gặp mặt của Bộ Công Thương với các cơ quan báo chí để cung cấp thông tin kết thúc đàm phán Hiệp định TPP vào ngày 09/10/2015, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, cứ tăng 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may thì sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm các loại.
Ngoài ra, sau khi gia nhập TPP, cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn, chuyển dịch nguồn cung sang các nước trong TPP, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan. Tuy không được hưởng thuế suất 0%, một số doanh nghiệp dệt may sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để gia công.
Nhiều cơ hội mở ra cho dệt may khi vào TPP
Theo ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty Vietgo - đơn vị chuyên tư vấn xuất khẩu cho doanh nghiệp phân tích sâu những lợi thế mà dệt may có được khi vào TPP so với những ngành khác: “Khi vào TPP, các mặt hàng được hưởng lợi nhất là các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết như dệt may hay nông sản. Tuy nhiên, đối với nông sản có các hàng rào kỹ thuật, như: vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; thì trong khi đó, hàng dệt may gần như không có “hàng rào” nào”.
“Nếu như nông sản phải thay đổi cơ cấu, cấu trúc từ khâu làm đất cho tới công nghệ, thì dệt may thì lại rất đơn giản vì đang có “sóng”. Hơn nữa, ngành này lại có lợi thế do đi theo kênh riêng và khi gắn tính chất thương hiệu, thương mại vào thì có thể đẩy giá lên rất cao”, ông Việt nhấn mạnh.
Không thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh, khó tận dụng cơ hội
Cánh cửa cơ hội mà TPP mang lại cho ngành dệt may rất rộng. Tuy nhiên, song hành với đó là những thách thức cũng lớn và để có thể hưởng lợi thực sự không phải là dễ dàng.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề nguyên phụ liệu. Hiện, nguyên liệu bông trong nước chỉ cung cấp được từ 1% - 3% cho sản xuất sợi. Còn nguyên liệu vải chỉ cung cấp được từ 20% - 25% cho ngành may nội địa và xuất khẩu. Có đến 70% nguyên phụ liệu của ngành là hàng nhập khẩu, trong đó đa phần nhập khẩu từ những nước chưa ký kết TPP như Trung Quốc.
Tại hội thảo “Hiệp định TPP - Những điều doanh nghiệp cần biết” tổ chức ngày 29/01/2016, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” được hiểu chung nhất là tất cả các công đoạn sản xuất hàng dệt may từ sợi trở đi, bao gồm kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối TPP. Đây là quy tắc xuất xứ chặt chẽ nhất về dệt may mà Việt Nam từng cam kết trong một FTA. Theo đó, TPP chỉ chấp nhận 3 mặt hàng được áp dụng quy tắc “cắt và may” là vali, túi xách, áo ngực phụ nữ và quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp.
Bên cạnh đó, vấn đề chất lượng, mẫu mã cũng là một hạn chế lớn của ngành dệt may. Sống trong môi trường có mức sống cao, nên người tiêu dùng ở các quốc gia trong TPP, như: Hoa Kỳ, Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty VietGo: Những điểm yếu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam là: thiếu sự chủ động nguyên phụ liệu, lười sáng tạo và chưa có sự say mê với nghề khiến giá thành sản phẩm thường bị “ép”, hơn nữa không nhận được các đơn hàng lớn trực tiếp từ các hãng. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu là 2 - 5 tỷ USD, nhưng thực tế lợi nhuận lại chỉ khoảng 200 triệu USD. |
Nhưng hiện nay, hàng dệt may xuất khẩu của Việt
Ông Nguyễn Tuấn Việt cũng cho biết: “Kim ngạch xuất khẩu dệt may ở Việt
Có thể nói, đây chính là điểm yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải – lười sáng tạo và chưa có sự say mê với nghề khiến giá thành sản phẩm thường bị “ép”, hơn nữa không nhận được các đơn hàng lớn trực tiếp từ các hãng.
Ngoài ra, ông Việt cũng chỉ rõ thêm về những hạn chế của ngành dệt may hiện nay là: Do có nhiều rào cản về thủ tục xuất khẩu, nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam ngại làm, bỏ tiền ra thuê công ty vận tải thực hiện, nên phần lợi nhuận không đáng kể, đáng lẽ có thể lãi 2 USD thì lại chỉ chấp nhận lãi 2 cent, tức là bằng 1/10. Trong khi đó, các công ty trung gian hoặc tay thầu Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan ăn lãi gấp 10 lần doanh nghiệp sản xuất của mình”, ông Việt nói.
Từ thực tế kết nối xuất khẩu với khách hàng quốc tế, Giám đốc Công ty Vietgo cho rằng: “Chúng ta cứ hô hào thúc đẩy kinh tế phải giảm thuế nhưng nếu không điều chỉnh quy trình sản xuất thì giảm thuế cũng sẽ không có ý nghĩa nhiều. Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam làm với các nước, như: Pháp, Mỹ, Đức thì lợi nhuận còn cao, chứ với khách hàng đến từ: Trung Quốc, Malaisia, Hồng Kông thì hầu như chỉ là khâu trung gian cho khách ngoại quốc, họ nhận 10 USD thì chỉ mua của doanh nghiệp Việt Nam 2 - 3 USD thôi”./.
Bình luận