FLC tạo làn sóng đầu tư vào Sầm Sơn - Thanh Hóa
Ngày 08/04/2017, Tập đoàn FLC tổ chức toạ đàm “Xu hướng dòng tiền trong bối cảnh bất động sản phân hóa” và ra mắt FLC Grand Hotel Samson.
FLC góp phần vào thay đổi diện mạo của Thanh Hóa
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Hương Trần Kiều Dung - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC, cho biết, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển đột phá cả về chất và lượng trong thời gian tới khi Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 08 với chủ trương Nhà nước sẽ có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để đảm bảo du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước...
Trong chiến lược kinh doanh, phát triển của mình, Tập đoàn FLC cũng định hướng đầu tư xây dựng chuỗi các quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn, đồng bộ và đẳng cấp trải khắp các tỉnh thành có lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch trên cả nước.
Các quần thể này không chỉ tạo ra các dịch vụ cao cấp với tiện ích đồng bộ, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo du lịch của địa phương, mà còn cung cấp các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng - sinh thái đặc biệt hấp dẫn, dẫn dắt thị trường bất động sản của địa phương cũng như thị trường nói chung, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng và nhà đầu tư đối với phân khúc này.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Ngô Văn Tuấn cho biết, trong giai đoạn 2013-2015, giá bất động sản tại Sầm Sơn chỉ khoảng 10 triệu đồng/m2, nhưng sau khi xuất hiện dự án FLC Sầm Sơn, giá đất nền tại Sầm Sơn đã tăng mạnh, hiện đã là vài chục triệu đồng/m2. Những nhà đầu tư tại đây đã thu được lợi nhuận tối thiểu gấp rưỡi, thậm chí có thể gấp hai lần chỉ sau đúng một năm.
Ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa phát biểu tại tọa đàm |
Ông Tuấn cũng khẳng định: “nếu không có dự án FLC Sầm Sơn và sự đầu tư của Tập đoàn FLC, Sầm Sơn không thể trở thành thành phố”.
Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa nhớ lại, thời điểm tỉnh chấp thuận cho FLC đầu tư vào Sầm Sơn, khu vực dự án FLC Sầm Sơn vẫn còn là bãi sình lầy ngập mặn, không có hạ tầng gì, nhưng sau khi được FLC đầu tư, một năm sau nơi đây đã trở thành một dự án quy mô lớn.
Không chỉ làm thay đổi diện mạo Sầm Sơn và làm tăng giá trị cho bất động sản Sầm Sơn, quyết định đầu tư của FLC vào Sầm Sơn đã tạo ra một làn sóng các nhà đầu tư vào Sầm Sơn và Thanh Hóa nói chung.
Theo ông Tuấn, trong chiến lược phát triển kinh tế của Thanh Hóa, ngành du lịch được xác định là trọng tâm vì tiềm năng phát triển du lịch Thanh Hóa rất lớn. Việc FLC đầu tư thành công vào Sầm Sơn và Thanh Hóa đã tạo ra làn sóng nhiều doanh nghiệp khác đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá, ông Tuấn cam kết, Tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện giải quyết những khúc mắc cho doanh nghiệp thực hiện dự án, tạo cơ chế chính sách thuận lợi, đồng thời cam kết đồng hành cùng FLC và những nhà đầu tư.
FLC đảm bảo cao nhất về mặt pháp lý cho khách hàng
Tại buổi tọa đàm, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC đã thẳng thắn trả lời những thắc mắc của nhà đầu tư về tính pháp lý tại những công trình của FLC. Ông Quyết cam kết, Tập đoàn FLC đảm bảo cao nhất về mặt pháp lý cho khách hàng tại tất cả các dự án bất động sản mang thương hiệu FLC.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC trả lời thắc mắc của các nhà đầu tư |
“Là tập đoàn hoạt động quy mô lớn, FLC có đủ tiềm lực, năng lực triển khai dự án và hiểu biết pháp lý để bảo vệ uy tín của mình, không để xảy ra các rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý cho khách hàng cũng như cho chính mình”, ông Trịnh Văn Quyết nói.
Ông Quyết cũng diễn giải chi tiết về giá cổ phiếu FLC: cổ phiếu FLC được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và có tới 70% là nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân lại chưa quan tâm tới doanh nghiệp làm ăn có thành tích như thế nào. Việc mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư này gần như đi theo xu thế thị trường.
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra với các doanh nghiệp khác khi nhà đầu tư cá nhân sở hữu trên 20-30%. Trong trường hợp này, việc kiểm soát giá là rất khó.
Với những buổi chia sẻ cơ hội đầu tư tại Sầm Sơn, Chủ tịch FLC tin rằng nhà đầu tư và các quỹ sẽ hiểu thêm hoạt động doanh nghiệp. Khi các nhà tư cá nhân lớn và quỹ đang tiếp tục sở hữu trên 50% cổ phần, cổ phiếu sẽ tự động đi lên theo xu thế đi lên của thị trường.
Đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc mới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều rủi ro. “Nếu tôi là nhà đầu tư, tôi sẽ phải quan tâm đến sức mạnh tài chính của doanh nghiệp”.
Ông Hiếu phân tích, nợ ngân hàng của Tập đoàn FLC là 3,6 nghìn tỷ đồng, còn vốn chủ sở hữu gần 8 nghìn tỷ. “Như vậy, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ bằng khoảng 0,5 lần, thấp hơn so với nhiều khách hàng của ngân hàng tôi với tỷ lệ trên 1 lần. Đây là cái an toàn thứ nhất”.
“Thứ hai, tôi sẽ quan tâm đến lợi nhuận. FLC cam kết mỗi năm đưa ra lợi nhuận trên 10% cho sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng. Nếu so sánh với các kênh đầu tư khác như tiền gửi ngân hàng, vàng, chứng khoán, đây là một tỷ lệ lợi nhuận tốt và ổn định”, ông Hiếu nói.
Mặt khác, theo ông Hiếu, cổ phiếu FLC trên thị trường chứng khoán đang bị “undervalued” (dưới giá trị thật).
Đồng tình với ý kiến trên, ông Lâm Minh Chánh, Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Doanh nhân BizTALK cũng cho biết, cổ phiếu của FLC đang thấp dưới mệnh giá. Nhưng có một tin vui là mã FLC đang tăng, từ cuối năm 2016 đến năm 2017 đã lên 8.000 đồng.
“Dù vậy, đây vẫn chưa phải là mức giá thể hiện hết tiềm năng của mã cổ phiếu FLC”, ông Chánh nói./.
Bình luận