Giải quyết khó khăn về nguồn tài trợ cho doanh nghiệp trong đổi mới, sáng tạo
TS. Chử Đức Hoàng nhận định, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển, trích lập quỹ phát triển, tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính và duy trì hệ sinh thái nhà trường – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp bền vững

Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo rất cần nguồn tài trợ để nghiên cứu, phát triển

Tại Hội thảo "Đổi mới sáng tạo: Kết nối chính sách với doanh nghiệp Việt Nam" do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức sáng ngày 15/12/2021, đại diện cho Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, TS. Chử Đức Hoàng nhận định, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được coi là một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển, trích lập quỹ phát triển, duy trì hệ sinh thái nhà trường – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp bền vững. Đặc biệt, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo rất cần nguồn hỗ trợ tài chính để nghiên cứu, phát triển.

Thực tiễn các doanh nghiệp của Việt Nam gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo rất cần nguồn tài trợ để nghiên cứu, phát triển, làm chủ và thương mại hóa công nghệ mới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt về công nghệ không kể nhà nước hay tư nhân cần được khuyến khích về cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý và hỗ trợ tín dụng (cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn) để hoạt động nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ.

Bốn loại hình doanh nghiệp trên cần đồng thời cả sự tài trợ và hỗ trợ tín dụng từ nhà nước để làm chủ công nghệ mới, tích hợp các công nghệ để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, phát triển công nghệ mới theo chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao, ươm tạo công nghệ, phát triển công nghệ mới và mô hình kinh doanh.

Theo TS. Chử Đức Hoàng, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển, trích lập quỹ phát triển, tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính và duy trì hệ sinh thái nhà trường – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp bền vững.

Ông Hoàng cho biết, năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với thế giới.

Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp còn vướng mắc, chưa tạo được nguồn lực cho đổi mới, sáng tạo. Do một số nội dung chi của Quỹ được bổ sung, nên chưa được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN- BTC hướng dẫn trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong thực tế triển khai giải ngân từ các ngân hàng thương mại.

Doanh nghiệp còn hạn chế trong việc nhận thức về vai trò của công nghệ, đổi mới công nghệ, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng, triển khai các đề tài, dự án đầu tư đổi mới công nghệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Vì thế, việc hoàn thiện hồ sơ trong quá trình xét chọn, phê duyệt nhiệm vụ thường bị kéo dài, không đáp ứng được tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp. Tiềm lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của đa số doanh nghiệp còn yếu; các chính sách thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa tạo tác động đủ lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc trích lập Quỹ cũng như hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Với mức trích tối đa 10% thu nhập tính thuế, số trích lập quỹ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thấp, không đủ để thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong khi các nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ tín dụng để bổ sung thêm lại không có, hoặc có lại khó tiếp cận.

Bên cạnh đó, sự đa dạng của hoạt động đổi mới, sáng tạo chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Các quy định pháp luật đã ban hành hướng dẫn nội dung chi cho hoạt động đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp mới chỉ tập trung cho hoạt động nghiên cứu và phát triển mà chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Chưa có nội dung chi cho đổi mới quy trình quản trị doanh nghiệp. Việc thực thi chính sách chưa được áp dụng đồng bộ và thống nhất trong cả nước. Thiết kế và thực thi chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp là lĩnh vực hoàn toàn mới đối với các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay.

"Đối với các nhiệm vụ có hoạt động chuyển giao công nghệ, mua bí quyết công nghệ… gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện các quy định của Luật đấu thầu đối với việc mua sắm tài sản vì việc mua sắm liên quan đến công nghệ có sự khác biệt so với việc mua sắm các hàng hóa thông thường khác", ông Hoàng cho biết.

Ngoài ra, quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp còn vướng mắc, chưa tạo được nguồn lực cho đổi mới, sáng tạo. Do một số nội dung chi của Quỹ được bổ sung, nên chưa được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN- BTC hướng dẫn trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong thực tế triển khai giải ngân: Hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức KH&CN; Đầu tư, đối ứng vốn đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Mua máy móc, thiết bị để đổi mới công nghệ trực tiếp sử dụng vào việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Thuê tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước để tư vấn, quản lý hoạt động đầu tư của quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp theo hợp đồng giữa các bên.

Giải pháp hỗ trợ từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia

Giải quyết khó khăn về nguồn tài trợ cho doanh nghiệp trong đổi mới, sáng tạo
Hội thảo nhằm kết nối các chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp Việt Nam

Bên cạnh những nỗ lực từ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân đổi mới, hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, vì một Việt Nam xanh, thịnh vượng và không ai bị bỏ lại phía sau.

Sự hợp sức từ các bên liên quan đang tạo cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam kết nối, nắm bắt và gia tăng nguồn sức mạnh tài chính, tri thức, nhân lực nhằm đổi mới sáng tạo, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, những nền tảng phát triển có ích cho cộng đồng.

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Quỹ NATIF) được Chính phủ thành lập và đi vào hoạt động từ 2015, vừa là đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, vừa là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, tài trợ cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ.

Ngay sau khi đi vào hoạt động, Quỹ tập trung ưu tiên tài trợ để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo đặt hàng của Nhà nước; nhiệm vụ KH&CN có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, chuyển giao các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến do tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đề xuất.Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, đã và sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo gồm các mục tiêu hỗ trợ vốn cho các hoạt động đổi mới công nghệ; mở rộng hình thức hỗ trợ tài chính cho dự án đổi mới công nghệ; từng bước thực hiện bảo lãnh vay vốn bằng công nghệ cho doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đã và sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo gồm các mục tiêu hỗ trợ vốn cho các hoạt động đổi mới công nghệ; mở rộng hình thức hỗ trợ tài chính cho dự án đổi mới công nghệ; từng bước thực hiện bảo lãnh vay vốn bằng công nghệ cho doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

Định hướng giai đoạn 2021-2025, nhằm xây dựng Quỹ NATIF tiếp tục phát triển, hoạt động hiệu quả, đóng góp hiệu quả cho các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, ngày 29/01/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 04/2021/QĐ-TTg Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Theo Điều lệ mới, quy mô vốn điều lệ của Quỹ tăng từ 1.000 tỷ đồng lên tối thiểu 2.000 tỷ đồng.

Quỹ sẽ triển khai các hoạt động chính như: Cho vay ưu đãi; Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp từ thông qua các chương trình, nhiệm vụ do Thủ tướng chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ KH&CN giao cho Quỹ; Hợp tác trong và ngoài nước về đổi mới công nghệ, cọn đối tác phù hợp, đàm phán xác định chương trình hợp tác, các nội dung hợp tác và tiến hành xây dựng dự thảo văn bản hợp tác; Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp bằng nguồn kinh phí hoạt động của Quỹ (Mức hỗ trợ vốn từ 30% lên 100% tùy thuộc vào điều hiện dáp ứng của doanh nghiệp; địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước); Hỗ trợ lãi suất vay vốn (Mức hỗ trợ lãi suất vay được xác định bằng mức chênh lệch lãi suất dương giữa lãi suất vay mà chủ đầu tư phải trả cho tổ chức tín dụng và lãi suất cho vay của Quỹ tại cùng thời điểm. Trong từng thời kỳ, căn cứ nguyên tắc xác định mức hỗ trợ lãi suất vay quy định tại khoản này, Hội đồng Quản lý Quỹ công bố mức hỗ trợ lãi suất vay của Quỹ); Tiếp nhận vốn viện trợ, đóng góp; Bảo lãnh để vay vốn (Đối tượng được cấp bảo lãnh để vay vốn, bao gồm: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư thực hiện các dự án thương mại hóa công nghệ sau khi được phát triển trong Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác phục vụ các chương trình ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội).

Để quản lý và sử dụng hiện quả nguồn vốn được giao, song song với hoạt động tài trợ, tín dụng, các Quỹ cần thực hiện một số hoạt động đa dạng về nội dung và rất lớn về mặt khối lượng công việc, đó là xây dựng: Hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghệ (Hồ sơ công nghệ); Hệ thống dữ liệu thông tin về doanh nghiệp (“Hồ sơ” doanh nghiệp); Phương thức phân loại, đánh giá, định giá công nghệ thông qua hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu kinh kế, kỹ thuật; Mạng lưới các tổ chức tư vấn cùng các chuyên gia về chuyển giao công nghệ và khai thác sáng chế. Thực chất đây là hoạt động tìm kiếm, giải mã, làm chủ công nghệ từ hàng triệu, chục triệu các sáng chế - tài sản trí tuệ của nhân loại trên toàn thế giới đòi hỏi sự tham gia, hợp tác của hàng trăm, hàng ngàn các nhà khoa học và doanh nghiệp.

"Qua đó, Quỹ từng bước củng cố năng lực để thực hiện hoạt động cấp bảo lãnh để vay vốn cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư thương mại hóa công nghệ sau khi được phát triển trong các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia", ông Hoàng nhấn mạnh./.

Giới thiệu Quỹ Đổi mới công nghệ tại đây: