Hội nhập AEC: Chủ động từ doanh nghiệp
Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ
AEC sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 31/12/2015. Đây được coi là một cột mốc lịch sử của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á kể từ khi được thành lập vào năm 1967.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khi tham gia vào AEC, kinh tế của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng thêm 14,5%, người tiêu dùng có cơ hội được dùng các loại hàng hóa tốt hơn, rẻ hơn, dòng vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam hứa hẹn sẽ nhiều hơn. Các doanh nghiệp Việt
Bên cạnh đó, các thủ tục xuất, nhập khẩu sẽ bớt rườm rà hơn, đặc biệt là việc cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa sang các thị trường ASEAN.
Chính vì vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan 0% với tổng số trên 99% dòng thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Vì vậy, đây là thời điểm để các doanh nghiệp linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt những lợi ích tiềm năng từ AEC, từ đó thúc đẩy xuất khẩu không chỉ ở khối thị trường này, mà còn với các thị trường ASEAN đã ký các hiệp định FTA, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp Việt
Bởi, hiện nay, hàng Việt Nam khó cạnh tranh với mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan… tại các nước ASEAN, bởi cùng một chủng loại nhưng giá cả, mẫu mã hàng Trung Quốc, Thái Lan cạnh tranh tốt hơn. Khi AEC chính thức được hình thành, theo cam kết 100% thuế suất đối với hàng hóa thông thường từ các nước ASEAN sẽ được dỡ bỏ, thị trường sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn.
Khi đó, không chỉ hàng hóa xuất khẩu đi, mà ngay tại thị trường trong nước, hàng Việt cũng khó cạnh tranh. Sự cạnh tranh gay gắt, trực tiếp sẽ khiến các doanh nghiệp có nguy cơ bị chèn ép, nhấn chìm hoặc thâu tóm, mất thị trường, thương hiệu. Doanh nghiệp Việt yếu thế sẽ mất dần nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ truyền thống không còn chỗ đứng, bị kiểm soát toàn diện trong chuỗi giá trị… và thậm chí thua ngay trên sân nhà.
Cơ hội lớn là thế, thách thức nhiều là vậy, song nhiều doanh nghiệp Việt
Trước đó, tại buổi đối thoại trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức đầu năm nay về AEC, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội Lê Đức Sơn cũng công bố một khảo sát của Hội. Theo đó, có đến 80% số doanh nghiệp được hỏi tỏ ra “rất thờ ơ, không hề quan tâm” đến hội nhập.
“Hầu hết chúng tôi rất thụ động, không hề biết gì đang chờ đợi mình phía trước khi hội nhập đã đến rất gần”, ông Lê Đức Sơn thừa nhận. “Tôi lo là khi thực thi cam kết AEC, các doanh nghiệp của ASEAN sẽ gây tổn thương cho doanh nghiệp trong nước”.
Trước thực trạng đó, ông Trịnh Minh Anh, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, doanh nghiệp Việt phải chủ động tiếp cận nguồn thông tin để tận dụng tốt việc lưu thông hàng hóa từ việc cắt giảm thuế quan trong ASEAN, chủ động tìm hiểu các thị trường trong khu vực ASEAN.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm bằng cách xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu, như: kê khai nguồn gốc, xuất xứ, kiểm soát chất lượng, chứng nhận sản phẩm…
Quan trọng nhất là cần chủ động nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, có chiến lược kinh doanh phù hợp… để giữ vững thị phần trong nước, đồng thời tìm kiếm các thị trường mới để đầu tư phát triển (Phạm Duy Khương, 2015).
Cũng đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, tại Diễn đàn Vietnam CEO Forum 2015 với chủ đề CEO 3.0 - khởi đầu sứ mệnh: “Tư duy 90 hay 600”, ngày 24/09/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, quá trình hội nhập buộc chúng ta phải chấp nhận những luật lệ mới với những tiêu chuẩn và những thách thức mới.
Để vượt qua được những thách thức đó và hội nhập thành công, các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy phục vụ cho hơn 90 triệu người Việt Nam thành hơn 600 triệu dân trong AEC. Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nguồn nhân lực của mình.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, doanh nghiệp Việt
“Chúng ta nói nhiều đến hội nhập, chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, nhưng trong nước không liên kết thì rất khó ra ngoài liên kết”, bà Lan nhấn mạnh (Vân Hằng, 2015)./.
Tham khảo từ các nguồn:
1. Phạm Duy Khương (2015). Gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Chủ động từ doanh nghiệp, truy cập từ http://www.vietnamplus.vn/gia-nhap-cong-dong-kinh-te-asean-chu-dong-tu-doanh-nghiep/357410.vnp
2. Vân Hằng (2015). Gánh nặng thuế phí thách thức sức cạnh tranh của doanh nghiệp, truy cập từ http://m.anninhthudo.vn/kinh-doanh/ganh-nang-thue-phi-thach-thuc-suc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep/644757.antd
Bình luận