NASA tìm thấy người anh em “lớn hơn, già hơn” của Trái Đất
Các nhà khoa học đặt tên hành tinh là Kepler- 452b, tên này gọi theo tên của tàu vũ trụ Kepler của NASA.
Hành tinh Kepler- 452b có kích thước lớn hơn 60% so với Trái Đất và có dấu hiệu của nước trên bề mặt. Hành tình này cũng quay quanh một ngôi sao mẹ cũng giống như Mặt trời và ở khoảng cách vừa đủ để nhiệt độ trên bề mặt không quá nóng cũng không quá lạnh- yếu tố để nước tồn tại ở trạng thái lỏng.
Hình ảnh người anh em của Trái Đất (Bên phải) được NASA công bố
Theo NASA, mặc dù khoảng cách từ Kepler-452b đến ngôi sao mẹ của nó xa hơn so với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trời nhưng sao mẹ của nó sáng hơn nên vẫn nhận được năng lượng tương tự như Trái đất nhận từ Mặt trời. Ánh nắng sẽ rất giống với ở Trái đất nhưng nơi đây có trọng lực lớn gấp hai lần hành tinh của chúng ta.
Hành tinh này “gần như chắc chắn có khí quyển”, song các nhà khoa học chưa thể nói rõ bầu khí quyển này hình thành từ gì. Nếu dự đoán của các nhà địa chất hành tinh học là đúng thì bầu khí quyển của Kepler-452b sẽ dày hơn Trái đất và đang có núi lửa hoạt động, ông Jekins, nhà nghiên cứu trong dự án của Kepler thông báo.
Kepler-452b cũng nằm trong một hệ Mặt trời giống Trái đất, “Hệ Mặt trời” của Kepler-452b nằm trong chòm sao Cygnus của dải thiên hà Milky Way, cách Trái Đất 1.400 năm ánh sáng.
Hệ Mặt Trời của Kepler- 452b
Kepler-452b mất 385 ngày để quay quanh quỹ đạo của sao chủ, rất tương đồng với chu trình 365 ngày để Trái đất quay quanh Mặt trời. NASA cho rằng hành tinh này đã tồn tại được 6 tỷ năm, trước Trái Đất và có đủ thời gian để hình thành sự sống.
Việc phát hiện ra Kepler- 452b là một phát hiện đột phá mang tính cách mạng. Phát hiện này của NASA sẽ được công bố trên tạp chí Astrophysical. Tàu thăm dò Kepler vẫn tiếp tục sứ mệnh tìm kiếm các hành tinh có dấu hiệu sự sống trong khắp Dải Ngân hà./.
Bình luận