Những đặc sản đậm chất miền Tây Nam Bộ
1. Lẩu Mắm
Đến với miền Tây mà bạn chưa một lần thử qua món lẩu mắm sẽ là một thiếu sót rất lớn đấy. Đây là một món ăn đầy sáng tạo mà người dân vùng đất sông nước đã nghĩ ra.
Lẩu mắm có vị thơm đậm đà là do sự kết hợp giữa hai loại mắm đặc sản ở miền Tây là mắm cá linh và mắm cá sặc. Khi ăn bạn sẽ không phải lo lắng về xương của mắm cá vì trong quá trình nấu đã được lược bỏ đi và chỉ lấy phần nước dùng. Cùng với mắm là những nguyên liệu khác như thịt ba rọi, tôm, mực, cá được nấu cùng càng làm tăng thêm hương vị và độ thơm ngon. Ngoài ra, còn ăn kèm cùng các loại rau như rau muống, bông bí, rau đắng,… sẽ không tạo cho bạn cảm giác bị ngán.
Để nấu ra được một nồi lẩu nắm ngon thì công đoạn nấu tuy có hơi dài dòng nhưng thực chất lại khá đơn giản.
2. Bánh Tằm Bì
Người miền Tây có một món bánh dân dã, trắng xinh kết hợp cùng sự ngọt béo của nước dừa và chua ngọt của nước mắm, ăn kèm với những sợi bì giòn giòn sựt sựt đó chính là bánh tằm bì.
Có nhiều người cho rằng đây là đặc sản của người Bạc Liêu nhưng nếu giờ đi khắp các tỉnh miền Tây hoặc trên Sài Gòn bạn vẫn có thểm tìm được nơi ăn món bánh thơm ngon này.
Cách chế biến bánh tằm bì tại nhà cũng cực kì khá đơn giản và dễ làm. Bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện mà không gặp khó khăn gì.
3. Cá Lóc Nướng Trui
Về miền Tây nghe câu ca dao “Bắt con cá lóc nướng trui, làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”. Món cá lóc nướng trui của vùng miền Tây sông nước là một món ăn dân dã chính hiệu, thường được dùng để ăn cùng với bạn bè, gia đình. Và trong các bữa tiệccủa người miền Nam cũng đều có món ăn này xuất hiện trên bàn ăn.
Với mùi thơm nức mũi, vị ngọt thanh của thịt cá khi đã nướng chín cùng da cá cháy giòn giòn thì việc cưỡng lại được món ăn này là điều không thể. Không chỉ vậy mà chúng ta còn cuốn cá ăn kèm với khế, chuối chát, dưa leo, rau thơm… và nước chấm sẽ càng tạo thêm vị cho món ăn.
Cách làm món cá nướng cực kì đơn giản. Bạn chỉ việc mua cá lóc, làm sạch cùng với một ít rơm và nướng là chúng ta đã có ngay món cá lóc nướng trui thơm ngon.
4. Bánh Lá Dừa
Bánh lá dừa (hay còn gọi là bánh dừa) – món bánh gắn liền với tuổi thơ của những con người chất phát miền Tây sông nước. Không cầu kì nhưng lại đi sâu vào lòng ngườilàm gợi nhớ lại những kí ức thuở nhỏ. Và giờ đây cùng với bánh tét, bánh ú, bánh lá dừađã trở thành một món bánh đặc sản miền Tây mà bạn chắc chắn phải mua về làm quà.
Bánh lá dừa được làm từ nếp dẻo hòa với nước cốt dừa béo thơm, dừa khô nạo sợi và đậu đen trộn đều thành hương vị tuyệt vời. Về phần nhân của bánh còn tùy thuộc vào sở thích của người ăn mà có thể làm nhân đậu xanh, nhân chuối hoặc không nhân. Để có được những chiếc bánh cuốn tròn như lò xo và bắt mắt cũng một phần nhờ vào đôi tay người cuốn bánh, chặt tay quá bánh sẽ không chín đều, lỏng tay quá nước vào khiến bánh nhão, ăn không ngon.
Tùy vào người dùng mà ăn bánh nóng hoặc nguội.
5. Đuông Dừa
Với vùng đất được mệnh danh là xứ sở của dừa thì chắc hẳn bạn đã từng nghe và biết cái tên Đuông Dừa. Nói đến đây hẳn mọi người ai cũng sẽ cảm thấy ớn lạnh vì nhìn chúng không khác gì những con sâu ngọ ngoậy. Nhưng đối với người dân miền Tây thì đó lại là một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có. Tuy là một loài sâu có hại cho thân dừa nhưng người dân miền Tây đã tìm tòi và chế biến ra nhiều món ngon béo ngậy từ chính loài đuông dừa chuyên gây hại này.
Món được mọi người nơi đây ưa thích nhất chính là đuông dừa sống chấm nước mắm ớt, nhưng trước khi ăn bạn cần phải ngâm chúng vào trong rượu để loại bỏ bớt chất bẩn. Ngoài ra, bạn còn có thể chế biến thành món đuông dừa chiên bơ thơm phức hay đuông dừa nướng ăn kèm với rau sống…
Nhưng có lẽ độc đáo nhất chính là món đuông dừa hấp xôi, xôi mềm dẻo cùng đuông dừa béo ngậy tạo nên công thức vừa lạ miệng vừa hấp dẫn.
6. Lẩu Cua Đồng
Tuy không nổi tiếng như lẩu mắm nhưng lẩu cua đồng rất được người dân miền Tây ưa chuộng. Đặc biệt trong những ngày trời nắng nóng, ăn một nồi lẩu cua đồng giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt.
Tùy vào từng vùng mà công thức được biến tấu sao cho phù hợp với địa phương đó. Ví dụ như ở Đồng Tháp thành phần sẽ là tôm, giò, đọt nhãn lồng, bông bí, rau trai,… hay ở Kiên Giang, Bạc Liêu sẽ là ghẹ tươi, tôm, chả, cá bống mú, rau mồng tơi, nấm. Nhưng dù có thay đổi như thế nào thì thành phần không thể thiếu chính là cua đồng. Nồi lẩu chỉ thực sự ngon và hấp dẫn khi có vị nồng của cua đồng, vị thơm của hành hoa chưng gạch cua, màu nâu đậm của nước dùng điểm thêm màu đỏ của cà chua, màu xanh của rau,… làm tăng lên sự thanh mát và thơm ngon cho món lẩu.
7. Bánh Xèo Miền Tây
Xuất phát từ tiếng xèo phát ra trong khi đổ bột vào chảo mà người dân thân thương đặt cho cái tên bánh xèo. Bánh có vị ngon đặc trưng của văn hóa vùng Nam Bộ.
Bánh xèo tùy vào sở thích của từng địa phương mà nhân bánh có thể là giá, đu đủ hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh được ăn kèm với nhiều loại rau như diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá cách, lá lụa… nhưng đặc biệt không thể thiếu cải bẹ xanh.
Cái ngon của bánh xèo không chỉ ở hương vị mà còn là cái ý nghĩa xâu xa của nó. Người ta thường không đổ bánh xèo để ăn một mình, mà thường cùng gia đình hoặc bạn bè mình thưởng thức. Đây là khoảng thời gian để mọi người cùng xum họp, quây quần bên nhau.
Chính vì lẽ đó mà bánh xèo luôn hiện diện trong ẩm thực của người dân Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng.
8. Bánh Pía Sóc Trăng
Ngoài những món ăn mặn đặc trưng của miền Tây, chúng ta không thể không nhắc đến chiếc bánh pía Sóc Trăng ngọt ngào đã trở thành đặc sản ở miền Tây nói riêng và miền Nam nói chung. Khi đi dọc trên các cung đường của Sóc Trăng, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều cửa hàng bán bánh pía.
Tên bánh xuất phát từ chữ Pía theo cách đọc của người Triều Châu có nghĩa là bánh. Và đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da vì bánh có hình tròn dẹt, với nhiều lớp da mỏng được xếp vào nhau bao lấy phần nhân bên trong bánh (đậu xanh hoặc khoai môn, mỡ heo, sầu riêng, lòng đỏ trứng muối). Từ những khối bột dẻo mịn tạo thành vỏ bánh mỏng mềm ôm lấy hương vị ngọt ngào của nhân đậu xanh, mùi thơm của sầu riêng, béo ngon của mỡ heo và mằn mặn của trứng muối đã tạo nên chiếc bánh pía đặc thù của Sóc Trăng. Khi dùng bánh pía Sóc Trăng, người ăn sẽ không cảm thấy ngán vì bánh ngọt thanh, không gây gắt cổ, không quá béo, chính điều này đã làm nên tên tuổi cho bánh pía Sóc Trăng.
9. Lẩu cá linh bông điên điển
Cá linh hầu như không có xương nên ăn được nguyên con mà càng non thì thịt càng ngọt, béo ngậy. Cá linh đầu mùa hay cuối mùa chế biến theo cách nào cũng ngon và hấp dẫn như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh… Đặc trưng nhất là món lẩu cá linh bông điên điển, nước dùng được nấu bằng nước dừa tươi và me chua còn sống, nêm nếm hơi chua vừa ăn.
Đây được xem là món lẩu ngon nhất của miền Tây sông nước này
Bên trên là những đặc sản nổi tiếng của Miền Tây, khi đến nơi đây bạn phải thử một lần. Tuy không phải là tất cả những món ngon ở nơi đây nhưng cũng góp một phần nào giới thiệu các món ngon đến với mọi người gần xa khi có ý định đến thăm Miền Tây sông nước.
Bình luận