Quan điểm của Bộ Công Thương về việc nhập tới 10,1 triệu tấn than
Chia sẻ trên của ông Thọ được đưa ra tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Nhập khẩu than và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 24/10.
Nhập khẩu than đang ngày càng tăng cao
Ông Nguyễn Khắc Thọ cho biết, than là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, than xuất khẩu thời gian vừa qua chủ yếu là than trong nước chưa sử dụng hết hoặc chưa sử dụng. Hàng năm, Bộ Công Thương trên cơ sở tính toán cung cầu, đáp ứng tối đa sử dụng trong nước, còn lại báo cáo Chính phủ xuất khẩu.
Ông Thọ cũng thông tin, tuy là nước xuất khẩu than, nhưng 9 tháng năm 2016, Việt
9 tháng năm 2016, Việt
Bên cạnh đó, ngành than ngày càng khai thác xuống sâu dưới lòng đất, vận tải ngày càng xa nên chi phí lớn. Việc khai thác không đáp ứng được nhu cầu trong khi nhiều nhà máy nhiệt điện than đi vào vận hành dẫn đến nhu cầu đối với mặt hàng này tăng cao.
Bên cạnh đó, than trong nước cũng chịu tác động bất lợi từ cơ chế chính sách về thuế như 01/07/2016, thuế tài nguyên môi trường tăng trung bình 3 lần nếu tính tiền cấp quyền khai thác, bản chất cũng là thuế tài nguyên tăng hơn 10%, cao hơn mức trung bình 7%.
“Trong khi đó, thời gian vừa qua giá than tại nhiều thị trường lại giảm, đây là yếu tố vì sao nhập khẩu than lớn trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, thời điểm gần đây giá than nhập khẩu đã tăng so với 6 tháng đầu năm và đã dần tiệm cận giá than sản xuất, thời gian tới có thể ngang giá than sản xuất”, ông Thọ nhấn mạnh.
Ông Thọ cũng cho biết, nhu cầu than 3 triệu tấn trong dự báo hồi đầu năm của Bộ Công Thương chưa tính đến các nhà máy nhiệt điện BOT và các nhà máy đã nhập khẩu than trước đây như Formosa Đồng Nai, số liệu 3 triệu tấn cũng chưa tính đến các hộ khác như sản xuất xi măng, hoá chất, phân bón, luyện kim… theo đó khối lượng than phải nhập có thể lên đến 8 triệu tấn.
Vì thế, theo quan điểm của Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng, con số than nhập khẩu lên đến 10,1 triệu tấn không hoàn toàn là “vỡ trận” mà vẫn dựa theo nhu cầu phục vụ sản xuất trong nước.
Lý giải thêm về việc nhập khẩu than tăng đột biến trong 9 tháng qua, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho hay, trong điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, than không đáp ứng đủ nhu cầu. Hơn nữa, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế, nhu cầu tiêu thụ than trên toàn cầu chậm lại, trong khi năng lực sản xuất than của nhiều nước còn cao, nên giá than trên thị trường quốc tế giảm mạnh. Đó là lý do khiến lượng than nhập khẩu về Việt
Các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu là Tổng Công ty Than Đông Bắc và TKV nhập bổ sung từ các thị trường, như: Trung Quốc,
Tác động ra sao?
Đánh giá về tác động của việc nhập khẩu 10,1 triệu tấn than trong 9 tháng vừa qua, ông Nguyễn Khắc Thọ cho rằng, việc nhập khẩu số lượng lớn than sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đầu tư, mở rộng của TKV, ảnh hưởng đến việc thu hút lao động dẫn đến việc khó khăn lúc cần gia tăng sản lượng sau này khi thị trường phục hồi.
“Thế nhưng, sự ảnh hưởng này chỉ trong ngắn hạn bởi thực tế giá than trên thị trường thế giới đang trên đà tăng trở lại và tiệm cận dần với giá sản xuất than trong nước. Đồng thời, mặc dù trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng TKV vẫn đang đầu tư, mở rộng các mỏ than mới để đạt mục tiêu như quy hoạch ngành than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, ông Thọ nói.
Theo Quy hoạch, Việt |
“Về mặt lý thuyết, nếu ta nhập khẩu được than giá rẻ tức là đã tăng nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho đất nước, chưa kể nếu đó là nguồn cung dài hạn sẽ là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, trên cơ sở cân đối cung - cầu thì những năm tới Việt
Cụ thể, năm 2017 dự kiến phải nhập khẩu 4 triệu tấn than cho nhiệt điện và đến năm 2030 sẽ là 7 triệu tấn. Ngành than vừa phải đối diện với thách thức này vừa phải bảo đảm thực hiện như trong quy hoạch điều chỉnh đã được Chính phủ phê duyệt.
“Vì vậy, tôi cho rằng việc nhập khẩu số lượng than vừa qua có tác động nhưng tác động không lớn tới việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, ông Nguyễn Khắc Thọ đánh giá.
Vị Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng cũng nhìn nhận, muốn bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia ta phải đáp ứng đủ, ổn định và có tính lâu dài về nguồn cung than cho các nhà máy nhiệt điện cũng như các hộ tiêu dùng khác. Với các nhà máy nhiệt điện than, thời gian tồn tại của một nhà máy khoảng 20-25 năm nên việc thu xếp nguồn than ổn định bảo đảm duy trì hoạt động của nhà máy là một thách thức đối với ngành than.
Về phía TKV, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc TKV cũng giãi bày, tình hình sản xuất, kinh doanh của TKV hiện hết sức khó khăn dù toàn ngành đã và đang thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí, cũng như nâng cao quản trị doanh nghiệp để tiết kiệm tối đa.
Trong bối cảnh trên, các loại thuế, phí trong giá thành than khai thác trong nước các năm gần đây liên tục tăng. Chỉ tính riêng thuế tài nguyên của Việt Nam đã cao hơn 7%-10% so với các nước trong khu vực, trong khi thuế xuất khẩu than của nhiều nước là 0%, thuế nhập khẩu than vào Việt Nam hiện nay là 0%.
Vì vậy, than các nước bán vào Việt
Cũng tại buổi tọa đàm, ông Thọ cũng cho biết, Bộ Công Thương đã công bố điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.
Theo Quy hoạch này, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 khoảng 269.000 tỷ đồng, bình quân 17.934 tỷ đồng/năm. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung cho đầu tư mới và cải tạo mở rộng... được thu xếp từ các nguồn tự có, vốn vay thương mại, vay ưu đãi và huy động qua các kênh chứng khoán...
Ông Thọ khẳng định, quan điểm phát triển tại Quy hoạch này là khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đặc biệt, Quy hoạch nêu rõ, ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng.../.
Bình luận