Báo cáo có tên gọi “Thử thách lại đỉnh lịch sử” và cho rằng, khu vực 1.520 điểm của chỉ số VN-Index sẽ là mốc quan trọng cần quan sát trong tháng 4. Nếu chinh phục thành công mốc 1.520 điểm này với thanh khoản tốt thì khả năng cao chỉ số VN-Index sẽ có động lực hướng lên thử thách lại vùng đỉnh cũ 1.537 điểm. Ngược lại, nếu chỉ số VN-Index không duy trì được vận động trên vùng cản 1.520 điểm thì khả năng chỉ số sẽ quay lại trạng thái giằng co trong kênh giá 1.440-1.520 điểm.

SSI Research: Tháng 4 khuyến nghị thêm mới MBB, FPT, NT2, QNS, MSH
SSI cho rằng, khu vực 1.520 điểm của chỉ số VN-Index sẽ là mốc quan trọng cần quan sát trong tháng 4

Báo cáo dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng GDP trong quý I/2022 so với cùng kỳ ước tính tăng 5,03%. Đúng như dự đoán, nền kinh tế cho thấy sự phục hồi vừa phải trong bối cảnh nhu cầu nội địa vẫn còn khá yếu do cùng bị ảnh hưởng bởi giá hàng hóa tăng cao và dịch bệnh. Doanh số bán lẻ trong quý I chỉ tăng 1,6%, nếu loại trừ lạm phát so với cùng kỳ. Mặt khác, hoạt động sản xuất gần như đã trở lại hết công suất trong quý I. Xuất khẩu ước tính tăng 13% so với cùng kỳ. FDI giải ngân quý I đạt 4,4 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ - mức tăng trưởng hàng quý cao nhất được ghi nhận kể từ quý II năm 2019.

TTCK Việt Nam vừa đi qua tháng 3 và quý đầu tiên của năm 2022 đầy biến động và có thể thấy các nhịp biến động ngắn hạn trên thị trường đều được nhanh chóng cân bằng giúp TTCK Việt Nam giữ vững mức điểm số so với thời điểm cuối năm 2021. Bước sang tháng 4, tâm điểm của thị trường tiếp tục hướng đến (i) kết quả kinh quý I/2022 và (ii) kế hoạch định hướng năm 2022 của các doanh nghiệp niêm yết.

Theo SSI Research, về mặt định giá, P/E ước tính năm 2022 của Việt Nam đang chỉ ở mức 14,1 lần, thấp hơn nhiều so với các thị trường trong khu vực. Các biện pháp giúp làm lành mạnh hóa và giảm thiểu đầu cơ của Chính phủ trên các thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường cổ phiếu đang được thực hiện và về mặt lâu dài sẽ có tác động tích cực. Dù vậy, vẫn chưa thể loại trừ các biến động ngắn hạn trên thị trường bởi đặc thù TTCK Việt Nam nhóm nhà đầu tư cá nhân vẫn đang chi phối chính. Tác động từ xung đột Nga - Ukraina vẫn còn có thể xuất hiện những diễn biến khó lường trong đó tác động trực tiếp nhất phải kể đến giá hàng hóa đã tăng lên một nền mới so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vẫn còn dư địa kiểm soát tăng giá hàng hóa/dịch vụ, lạm phát vẫn là rủi ro tiềm tàng trong các tháng còn lại của năm. Trong bối cảnh tín dụng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã tăng đáng kể trong quý I, với mức tăng gần 70 điểm cơ bản so với đầu năm cho cả kỳ hạn qua đêm và 1 tuần. SSI Research chia sẻ quan sát cho thấy hầu hết các NHTM (ngoại trừ các NHTM nhà nước) đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động cao hơn.

SSI Research cho rằng, việc công bố kết quả kinh doanh quý I cùng những thông tin về kế hoạch ĐHCĐ và dòng tiền vào rổ VNDiamond có thể sẽ là những yếu tố hỗ trợ đáng kể cho diễn biến giá cổ phiếu của ngành ngân hàng và qua đó tác động tích cực lên thị trường chung trong ngắn hạn. Về mặt định giá, P/E ước tính năm 2022 của Việt Nam đang chỉ ở mức 14,1 lần, thấp hơn nhiều so với các thị trường trong khu vực. “Dù vậy, chúng tôi cũng không loại trừ các biến động ngắn hạn trên thị trường bởi đặc thù TTCK Việt Nam nhóm nhà đầu tư cá nhân vẫn đang chi phối chính và rủi ro địa chính trị vẫn còn có thể xuất hiện những tác động khó lường”, báo cáo SSI Research viết.

Trở lại với việc khuyến nghị 9 mã cổ phiếu trong tháng 4, SSI Research dự báo giá mục tiêu của FPT theo phân tích cơ bản sẽ là 136.900 đồng/cổ phiếu, tăng 23,33%. Theo SSI Research, lợi nhuận trước thuế quý I/2022 của FPT tăng trưởng cao. Với nhu cầu chi tiêu cho chuyển đổi số tăng mạnh ở cả khu vực tư nhân và nhà nước, Ban lãnh đạo FPT đặt ra mục tiêu tăng trưởng 30% mỗi năm cho mảng công nghệ thông tin trong nước trong 3 năm tới. Mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2023 ước tính đạt mức 22% YoY.

SSI Research: Tháng 4 khuyến nghị thêm mới MBB, FPT, NT2, QNS, MSH
SSI dự báo giá mục tiêu của MBB là 40.000 đồng/cổ phiếu, tăng 20,12% so với hiện nay

Cổ phiếu có triển vọng tăng mạnh tiếp theo là MBB - Ngân hàng TMCP Quân Đội, với giá mục tiêu 40.000 đồng/cổ phiếu, tăng 20,12% so với hiện nay. Lý do đưa ra nhận định này là lợi nhuận trước thuế quý I/2022 của MBB tăng trưởng khả quan. Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo MBB trong cuộc họp với các chuyên viên phân tích trong tháng 3, tăng trưởng tín dụng dự kiến tính đến cuối quý I/2022 đạt khoảng 10-11% YTD. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến có thể đạt ít nhất 5,5 nghìn tỷ đồng (+20% YoY). Đây là kết quả tốt, đặc biệt từ mức nền so sánh cao trong quý I/2021.

Cùng với đó, MBB dự kiến kế hoạch kinh doanh cả năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 22,3 nghìn tỷ đồng (+35% YoY). Động lực tăng trưởng đến từ mức tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (+25,6% YoY) và áp lực dự phòng giảm (-22% YoY). Cơ sở khách hàng lớn, gần tiệm cận với nhóm các ngân hàng TMCP nhà nước đang và sẽ tạo dư địa rất lớn cho MBB đẩy mạnh các khoản thu ngoài lãi. Với kết quả này, ROE của MBB dự báo ở mức 26% là mức cao thứ 2 trong ngành và cao nhất trong các ngân hàng TMCP cùng quy mô...

Báo cáo đầy đủ của SSI Research tại đây