Sự quan trọng của trải nghiệm dịch vụ khi khách hàng mua sắm
Trải nghiệm dịch vụ khi khách hàng mua sắm có liên quan như thế nào tới doanh thu?
Trải nghiệm mua sắm được hiểu đơn giản là quá trình tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp. Quá trình tiếp xúc này bắt đầu từ lúc khách hàng bước chân vào trong cửa hàng, thái độ của nhân viên chào đón, quá trình giao dịch thành công hoặc không thành công, không gian mua sắm,…. Cảm nhận của khách hàng, đánh giá của khách hàng chính là những yếu tố đóng vai trò quyết định họ có muốn mua hàng của bạn hay không, xa ra là họ có muốn quay lại cửa hàng của bạn để mua sắm lần tới?
Quyết định mua của khách hàng phụ thuộc vào trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng rất nhiều. Thói quen mua hàng của khách không chỉ bó hẹp trong không gian cửa hàng, khu trung tâm thương mại,… Với hình thức mua hàng trên các web thương mại điện tử, shop online trên mạng xã hội,… thì doanh nghiệp cần phải đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách hàng thông qua các phương tiện công nghệ, giúp khách hàng có quá trình trải nghiệm mua sắm tốt nhất, cụ thể là đem lại cảm giác thoải mái, cao hơn là hứng thú.
Sự hài lòng của khách hàng có mối liên quan mật thiết tới doanh thu của doanh nghiệp. Bằng cả hai hình thức bán hàng online hoặc offline, các doanh nghiệp đều cần phải mang đến những trải nghiệm đặc biệt, dẫn dắt khách hàng mua sắm để đạt được mục tiêu doanh thu của mình. Một điều dễ hiểu, khi khách hàng vui, khách hàng sẽ dễ mua sản phẩm của bạn hơn khi mà khách hàng đang trong trạng thái không tốt.
Trải nghiệm dịch vụ mua sắm tốt chính là lợi thế cạnh tranh
Có thể nêu ra 2 ví dụ để bạn có thể nhận thấy mối quan hệ nhân quả giữa trải nghiệm dịch vụ mua sắm của khách hàng với doanh số của doanh nghiệp như sau:
Cùng kinh doanh mặt hàng là đầm bầu có các mẫu đầm tương đương nhau. Shop A có nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, thái độ niềm nở, có kinh nghiệm nói chuyện, hiểu các vấn đề của bà bầu. Nhân viên của shop B là một nữ sinh viên, chưa có kinh nghiệm bán hàng cũng không hiểu tâm lý của các mẹ bầu. Khi khách hàng đặt chân đến shop đến mua hàng, bạn nghĩ khách hàng sẽ dễ mua hàng ở shop A hay shop B?
Trong tình huống này, nhân viên bán hàng chính là người đem đến trải nghiệm dịch vụ mua sắm của shop. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của Shop A. Cùng là kinh doanh một loại sản phẩm nhưng nhân viên bán hàng của bạn chuyên nghiệp hơn, đem đến trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng tốt hơn, doanh thu của doanh nghiệp bạn chắc chắn sẽ cao hơn đối thủ.
Có thể nói, trải nghiệm dịch vụ mua sắm của khách hàng chính là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Bạn đem đến trải nghiệm dịch vụ mua sắm tốt, bạn hoàn toàn có thể nâng giá thành sản phẩm so với đối thủ mà không sợ mất khách.
Đem đến trải nghiệm dịch vụ mua sắm tốt, bạn không sợ bị mất khách
Ví dụ thực tế khác của một thương hiệu quen thuộc với người Việt ta – Thế giới di động. Điện thoại của Thế giới di động luôn cao hơn so với các đối thủ khác, kể cả FPT nhưng doanh thu vẫn tăng đều đặn. Tại sao? Có hai lý do:
Thứ nhất, mua sắm dễ dàng bởi có ở khắp mọi nơi. Từ nông thôn đến thành thị đều có các shop Thế giới di động quy mô lớn nhỏ. Khách hàng có thể trả nhiều tiền hơn cho một chiếc điện thoại ở gần nơi mình ở hơn là chạy đi hàng trăm km để sở hữu nó.
Thứ hai, mua trả góp 0đ. Nông dân không có tiền hoặc ít tiền đều có thể sở hữu chiếc điện thoại mình thích.
Thứ hai, chính sách bảo hành dài hạn. Có vấn đề gì về điện thoại, có thể chạy ngay ra shop Thế giới di động để sửa chữa, không mất chi phí. Mua ở chỗ khác, bạn phải đi thật xa và trả phí.
Trải nghiệm dịch vụ mua sắm đóng vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình!
Bình luận