Việt Nam biên soạn CPI theo thông lệ quốc tế, nhưng lạm phát không cao như nhiều nước là bởi quyền số hàng hóa, dịch vụ trong rổ tính CPI có sự khác nhau.
- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa có ý kiến tại Công văn số 3025/VPCP-KTTH về công tác điều hành giá năm 2021. Theo đó, Phó thủ tướng chỉ đạo việc giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Theo Tổng cục Thống kê, đây là mức tăng CPI thấp nhất của quý I trong 20 năm qua. Khu vực nông thôn có tốc độ giảm CPI nhiều hơn khu vực thành thị, chủ yếu do mức giảm của chỉ số giá nhóm thực phẩm.
- Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,07% so với tháng trước và giảm 0,12% so với tháng 12/2019 - đều là mức thấp nhất trong 5 năm qua.
- Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước biến động tăng theo giá xăng dầu thế giới và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao trong thời gian nắng nóng kéo dài.
- Tổng cục Thống kê lý giải, nguyên nhân chủ yếu do nhiều nước trên thế giới áp dụng lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 làm giá xăng dầu giảm mạnh, đồng thời giá nhiều mặt hàng phi lương thực, thực phẩm giảm khi người dân thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
- Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu đi lại, du lịch, lễ hội cũng như hàng loạt giá cả giảm... đã kéo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 giảm 0,17% so với tháng 1.
- Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh corona đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 có thể tăng tới 4,86% do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19.
- Giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân chủ yếu làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2020 tăng 6,43% so với tháng 1/2019, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 1 trong 7 năm gần đây.
Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2020 vẫn có thể được kiềm chế ở mức dưới 4% nếu Chính phủ bình ổn giá thịt lợn ngay từ đầu năm. Mặc dù vậy, việc đạt được mục tiêu về lạm phát sẽ khó khăn hơn nếu xu hướng tăng của lạm phát cơ bản là bền vững.