Thành công với mô hình nuôi heo rừng
Năm 2006, anh Phú bắt đầu biết đến nghề nuôi heo rừng và thấy đây là hướng đi mới, hiệu quả kinh tế cao có thể giúp nông dân vươn lên, anh bắt đầu đi nhiều nơi tham quan, tìm hiểu kỹ thuật nuôi heo rừng. Sau khi nắm vững kỹ thuật, năm 2008, anh bắt heo giống về nuôi. Sau 1 năm heo bắt đầu sinh sản và cho lợi nhuận, ngoài việc bán con giống ra ngoài để thu hồi vốn thì anh Phú giữ lại làm giống và tăng đàn.
Ngoài việc nuôi, cung ứng heo thịt, heo giống, anh Phú còn chủ động tìm kiếm thị trường và cung ứng thịt sỉ, lẻ cho các quán ăn, nhà hàng cũng như thương lái trong và ngoài huyện nên trang trại của anh tăng đàn khá nhanh. Những lúc cao điểm, anh có hơn 200 con heo. Nhờ biết áp dụng kỹ thuật, giữ chữ tín trong kinh doanh, đàn heo của anh không đủ cung cấp cho bà con quanh vùng và thương lái.
Anh đánh giá: “Mô hình nuôi heo rừng cho hiệu quả kinh tế cao. Vì heo rừng chỉ ăn cây cỏ, củ, quả thôi chứ thức ăn thì không tốn bao nhiêu. Ðàn heo của tôi hiện nay có 30 con heo nái, 5 con heo nọc trung bình mỗi năm đẻ 2 lứa, xuất được khoảng từ 400 - 600 con heo con, heo thịt các loại. Giá thị trường bây giờ 100 ngàn đồng cho 1 kg heo giống và khoảng 140 ngàn đồng cho 1 kg thịt”. Hiện anh Phú đang cho lai tạo giống heo thế hệ mới có sức đề kháng cao, bụng thon, ít mỡ, nhiều nạc, da giòn. Hay cho heo rừng lai với giống heo bò, heo ỉ, kết quả cho ra giống heo mới, lớn nhanh, sức đề kháng cao, tỷ lệ thịt nạc chiếm hơn 80%, thịt ngọt, da giòn
Anh Nguyễn Văn Phú nhận xét thêm, sau hơn 8 năm theo đuổi và xây dựng mô hình trang trại heo rừng lai anh thấy đây là mô hình tốt, nếu được bà con nhân rộng sẽ cho lợi nhuận lớn. Theo anh Phú, heo rừng lai có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh tuy nhiên phải tiêm phòng, tẩy giun sán định kỳ. Chuồng trại thông thoáng, đón được ánh nắng buổi sáng, không bị hắt nắng buổi chiều, tránh được mưa hắt từ phía tây và gió bấc lùa vào mùa rét. Lúc heo sinh nở làm ổ úm, có đèn để sưởi ấm khi nhiệt độ môi trường thấp.
Thức ăn cho heo rừng lai dễ tìm kiếm trong tự nhiên như: mía cây, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh, thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây..), muối khoáng (tro bếp, đất sét…). Ngoài ra, điều quan trọng nhất là lựa chọn, chủ động được con giống tốt, chuồng trại gắn với khu vườn rộng thoáng mát đảm bảo điều kiện nuôi "bán hoang dã" thả rông với nguồn thức ăn rau, củ quả tự nhiên. Heo con một tuần tuổi cần chích bổ sung chất sắt. Một tháng tuổi thì tập heo con ăn bằng thức ăn tinh. Sau gần 2 tháng tuổi, heo con tách mẹ được đưa sang chuồng rộng gắn với sân vườn tạo điều kiện cho nó hoạt động thường xuyên.
Anh Nguyễn Văn Phú - chủ trại heo rừng lai Tư Phú
Theo anh Phú, nhờ hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn tự nhiên nên thịt heo rừng lai nhiều nạc, mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt heo nhà. Thịt heo rừng lai thơm, hàm lượng Cholesterol thấp, không chỉ người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường trên thế giới cũng rất lớn...
Trại Heo Rừng Tư Phú
ĐC: Tổ 3 – Kp1 – TT Vĩnh An – Vĩnh Cửu – Đồng Nai.
ĐT: 0974111675.
Bình luận