Từ khóa: thu hút, vai trò, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, TP. Hồ Chí Minh

Summary

The article uses secondary data on foreign direct investment (FDI) collected from Ho Chi Minh City’s Statistical Yearbook to highlight the current situation and role of this capital source in the City's socio-economic development. Research results show that FDI inflows into Ho Chi Minh City has increased significantly in recent years and played a great role in the socio-economic development of the city, including state budget revenue contribution, transforming economic structure, creating jobs for workers, and technology transfer.

Keywords: attraction, role, foreign direct investment, Ho Chi Minh City

GIỚI THIỆU

Năm 1986, Việt Nam thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế và năm 1987 Luật Đầu tư nước ngoài ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút FDI góp phần phát triển kinh tế - xã hội. TP. Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa và là thị trường năng động của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, chế độ chính trị và an ninh quốc phòng ổn định cùng với điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nguồn nhân lực dồi dào và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Thành phố đã và đang tạo điều kiện thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, TP. Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị đi đầu cả nước trong việc thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn FDI tại TP. Hồ Chí Minh hiện vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế, như: hạ tầng chưa đồng bộ, quy đất không còn nhiều… Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng đóng góp của vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh, từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đóng góp của nguồn vốn này là cần thiết.

ĐÓNG GÓP CỦA VỐN FDI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TP. HỒ CHÍ MINH

Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, thu hút FDI vào TP. Hồ Chí Minh kể từ năm 1988 đến 2022 có sự gia tăng đáng ghi nhận. Năm 1988, Thành phố đã cấp phép 16 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký đạt 70 triệu USD. Đến năm 2022, Thành phố đã cấp phép 927 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký đạt 7.331 triệu USD. Doanh nghiệp FDI đầu tư vào 17/21 ngành kinh tế của Việt Nam. Trong đó, vốn đầu tư FDI vào TP. Hồ Chí Minh chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, với 352 dự án được cấp phép và tổng vốn đăng ký, đạt 591.633 nghìn USD; Thông tin và truyền thông có 193 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 178.253 nghìn USD; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có 239 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 108.345 nghìn USD; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 18 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 64.468 nghìn USD. Ngoài ra, vốn FDI vào TP. Hồ Chí Minh còn đầu tư vào các lĩnh vực khác, như: giáo dục và đào tạo, vận tải kho bãi, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ ăn uống… (Bảng 1).

Bảng 1: FDI vào TP. Hồ Chí Minh được cấp giấy phép năm 2022 phân theo ngành kinh tế

nh vực

Số dự án được

cấp phép

Tổng số vốn đăng ký

(nghìn USD)

Tỷ lệ (%)

Tổng số

927

591.633

100

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

352

178.253

30,13

Thông tin và truyền thông

193

140.693

23,78

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

239

108.345

18,31

Công nghiệp chế biến, chế tạo

18

64.468

10,90

Xây dựng

12

29.103

4,92

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

15

8766

1,48

Giáo dục và đào tạo

19

8606

1,45

Khác (nông nghiệp, vân tải

kho bãi, dịch vụ ăn uống…)

79

53399

9,03

Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh với định hướng thu hút FDI ưu tiên công nghệ cao, nền tảng số, công nghệ số; phát triển, ứng dụng công nghệ để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, năng lượng mới, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo và môi trường. Thành phố luôn tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh vào nhiều ngành nghề đa dạng, phù hợp định hướng thu hút của vốn FDI của Thành phố. Nhờ đó, vốn FDI đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cụ thể như sau:

Đóng góp vào GRDP của Thành phố

Khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GRDP của Thành phố. Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, GRDP của khu vực FDI năm 2010 đạt 89.721 tỷ đồng, chiếm 16,36% trong tổng GRDP của toàn Thành phố, đến năm 2022, khu vực FDI đạt 1.479.227 tỷ đồng, chiếm 19,85% GRDP của toàn Thành phố (Bảng 2). Đây là mức độ đóng góp khá cao của khu vực FDI và có xu hướng gia tăng trong những năm vừa qua.

Bảng 2: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

2010

2015

2018

2019

2020

2021

2022

GRDP toàn Thành phố

548.298

927.136

1.227.061

1.343.673

1.371.510

1.323.474

1.479.227

GRDP khu vực

FDI

89.721

163.195

219.895

247.386

261.003

261.541

293.666

Tỷ lệ (%)

16,36

17,60

17,92

18,41

19,03

19,76

19,85

Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Hồ Chí Minh

Bổ sung nguồn vốn đầu tư

FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư, góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển. Vốn của các doanh nghiệp FDI tại TP. Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng dao động từ 13,42%-21,86% trong tổng nguồn vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp toàn Thành phố. Năm 2010 vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đạt 464.206 tỷ đồng, chiếm 13,42% trong tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, thì đến năm 2022 vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đạt 2.163.231 tỷ đồng, chiếm 21,86% trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp (Bảng 3). Đây là nguồn vốn quan trọng bổ sung vào nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung.

Bảng 3: Vốn sản xuất kinh, doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2022

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010

2015

2018

2020

2021

2022

Tổng vốn của các doanh nghiệp

3.460.238

5.613.900

6.712.221

9.050.098

9.908.732

9.897.050

Vốn của các doanh nghiệp FDI

464.206

1.045.869

1.283.029

1.457.544

2.009.414

2.163.231

Tỷ trọng (%)

13,42

18,63

19,11

16,11

20,28

21,86

Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Hồ Chí Minh

Đóng góp vào ngân sách của Thành phố

Số liệu (Bảng 4) cho thấy, tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn FDI vào ngân sách của Thành phố năm 2018 đạt 60.971 tỷ đồng, chiếm 16,115% trong tổng thu ngân sách, thì đến năm 2022 tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI tăng lên và đạt 471.563 tỷ đồng, chiếm 16,53% trong tổng thu ngân sách nhà nước của Thành phố.

Bảng 4: Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực FDI giai đoạn 2018-2022

Chỉ tiêu

2018

2019

2020

2021

2022

Tổng thu ngân sách nhà nước

378.375

410.180

372.707

389.196

471.563

Thu từ khu vực FDI

60.971

64.917

63.350

63.859

77.945

Tỷ trọng (%)

16,11

15,83

17,00

16,41

16,53

Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Hồ Chí Minh

Góp phần chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế của Thành phố

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp FDI đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp của Thành phố nói riêng. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến, chế tạo... FDI vào Thành phố chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nhờ đó thành phố đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng, như: điện tử, bưu chính viễn thông, cơ sở hạ tầng…

Tạo việc làm và thu nhập cho người người lao động

Ngoài những đóng góp nêu trên, vốn FDI vào Thành phố góp phần thu hút lao động và giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Trong giai đoạn 2015-2022, lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng dao động từ 22,74%-25,35% trong tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Năm 2015, Thành phố có 631.990 lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ 22,98 trong tổng số lao động tại các doanh nghiệp, thì đến năm 2022 số lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI tăng lên và đạt 2.702.108 lao động, chiếm tỷ trọng 25,25%. Đồng thời, thu nhập của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2015, thu nhập bình quân tại các doanh nghiệp FDI đạt 9.620.000 đồng/tháng, thì đến năm 2022 thu nhập bình quân đạt 15.804.000 đồng/tháng (Bảng 5). Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn tạo ra nhiều việc làm khác một cách gián tiếp do tác động kích thích đầu tư trong nước, như: phát triển doanh nghiệp vệ tinh, các ngành nghề cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI.

Bảng 5: Lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI và thu nhập bình quân 1 tháng của lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2015-2022

Chỉ tiêu

2015

2016

2018

2020

2021

2022

A: Tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp (người)

-Tổng số lao động

2.750.747

2.955.735

2.967.109

2.946.688

2.813.212

2.702.108

-Số lao động tại các doanh nghiệp FDI

631.990

667.455

653.568

670.138

664.452

684.978

-Tỷ trọng (%)

22,98

22,58

22,03

22,74

23,62

25,35

B: Thu nhập bình quân 1 tháng của lao động (nghìn đồng/tháng)

Thu nhập người lao động

8.121

8.610

9.884

10.820

10.906

11.769

Thu nhập người lao động trong doanh nghiệp FDI

9.620

11.001

12.121

13.232

14.678

15.804

Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Hồ Chí Minh

Ngoài ra, nguồn vốn FDI đầu tư vào Thành phố góp phần gia tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu ròng của Thành phố trong những năm vừa qua. Đồng thời, doanh thu từ các dịch vụ khác của khu vực FDI cũng gia tăng, như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú. Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, năm 2010 doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống của Thành phố đạt 40.014 tỷ đồng, trong đó khu vực FDI đạt 4.587 tỷ đồng, chiếm 11,5% trong tổng doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống của Thành phố. Đến năm 2022, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống của khu vực FDI đạt 12.155 tỷ đồng, chiếm 14,38% trong tổng doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống của Thành phố. Bên cạnh đó, đầu tư của các doanh FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Thành phố, cũng như phát triển một số ngành kinh tế quan trọng, như: viễn thông, hóa chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã phân tích ở trên thì thu hút nguồn vốn FDI tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức như: Quỹ đất để xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao của thành phố không còn nhiều và không tập trung được quy mô lớn nên rất khó để thu hút các tập đoàn lớn tham gia đầu tư với quy mô lớn; Hệ thống hạ tầng cơ sở (hạ tầng giao thông, hạ tầng cơ sở) của Thành phố chưa đồng bộ, nên chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài; Hay ảnh hưởng từ biến động tình hình kinh tế vĩ mô thế giới trong thời gian vừa qua dẫn đến các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn giảm đầu tư FDI trên toàn cầu.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể là đóng góp của nguồn vốn này vào tổng thu nhập của Thành phố, đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách địa phương, bổ sung vào nguồn vốn cho đầu tư, giải quyết công việc làm và tạo thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, để phát huy hết vai trò của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, thì cần có định hướng triển khai, thu hút và sử dụng nguồn vốn này từ các cấp Trung ương đến địa phương một các hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:

- Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh vực, như: công nghệ cao, thân thiện môi trường…. đồng thời, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và có chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung.

- Chính phủ hỗ trợ Thành phố phê duyệt quỹ đất để xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao với quy mô lớn và tập trung để thu hút các tập đoàn lớn tham gia đầu tư với quy mô lớn; Hỗ trợ đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trọng điểm, dịch vụ logictics nhằm kết nối liên vùng và đáp ứng được yêu cầu và tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm, ưu tiên và lắng nghe, tiếp thu với những vướng mắc doanh nghiệp FDI gặp phải để kịp thời tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng về nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp FDI./.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Nguyễn Diệu Anh (2023), Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Công Thương, số 17.

2. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh (2016-2023), Niên giám Thống kê TP. Hồ Chí Minh các năm, từ năm 2015 đến năm 2022, Nxb Thống kê.

Nguyễn Văn Hùng

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 02, tháng 01/2024)