Tiếp viên Hàng không: "Lương cao ngất ngưởng - Việc nhẹ không tưởng"
Những lợi ích to lớn kể trên mà nghề tiếp viên hàng không mang đến thật ra chưa là gì so với các “nỗi khổ thầm kín” ít được tiết lộ. Vốn dĩ là ngành "hot" không chỉ ở Việt Nam mà còn cả các quốc gia khác trên thế giới, tiếp viên hàng không cũng có những khó khăn lớn trong công việc.
Nếu bạn đang nuôi mộng trở thành tiếp viên hàng không, đảm bảo rằng bạn đã rõ những điều dưới đây: Mức độ cạnh tranh cao kèm theo các yêu cầu tuyển dụng gắt gao
Để giành được một vị trí trong các hãng hàng không chẳng hề dễ dàng. Như đã đề cập phía trên, hãng Delta chỉ đăng tuyển 1.000 tiếp viên nhưng lại có đến 100.000 thí sinh ứng tuyển. Con số này được cho là cao hơn cả tỷ lệ chọi vào trường Đại học Harvard lừng lẫy tiếng tăm.
Mặc dù số lượng thí sinh ứng tuyển cao, các hãng hàng không vẫn khó tìm được ứng viên phù hợp. Để trở thành tiếp viên hàng không, bạn cần có ngoại hình ổn, giỏi ngoại ngữ, sức khỏe tốt, phong thái phù hợp với nghề và một số kỹ năng quan trọng khác như giải quyết tình huống, sơ – cấp cứu...
1. Lương của họ được tính theo giờ và tối đa là 6 giờ một ngày
Có những ngày, nhân viên hàng không làm việc liên tiếp 12 giờ, nhưng thực tế, họ chỉ được tính là làm 6 tiếng. Vì lương của họ không tính những lúc làm thủ tục lên và xuống máy bay mà nó chỉ thực sự được tính từ lúc mọi người đã lên hết máy bay và đóng cổng.
2. Rất khó để “sống sót” qua những ngày đầu tiên
Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều chi phí phát sinh đến từ công việc, nhiều gần bằng tiền thuê nhà. Vì bạn sẽ không thường xuyên ở nhà, nên bạn phải mất thêm chi phí để “trú tạm” ở đâu đấy và kèm theo là vô số những chuyến đi Uber/Grab để di chuyển, những bữa ăn dọc đường, đồng phục, hành lý, tiền bo cho lái xe và một lượng tiền mặt luôn có sẵn trong người để phòng khi những người đồng nghiệp của bạn muốn đi “quẩy” ở đâu đấy..
5 năm đầu tiên, bạn sẽ rất nghèo và cuộc sống sẽ khá là chật vật nên chắc chắn phải ở chung với nhiều người. Tuy nhiên sau này, khi làm tiếp viên hàng không, bạn có thể không giàu, nhưng bạn sẽ có một thu nhập khá và sẽ có thể kiểm soát số lượng tiền mình có thể làm ra là bao nhiêu.
3. Công việc của họ là đảm bảo an toàn và an ninh cho hành khách
Có đến 300 luật cần các tiếp viên hàng không phải tuân thủ như luôn phải có thái độ niềm nở khi phục vụ khách kể cả khi khách trở nên thô lỗ, luôn phải “đi nhẹ nói kẽ” để không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách, họ bị gò bó bởi những quy định về trang phục và hàng trăm những luật lệ khác.
4. Tiếp viên hàng không là những người phải có bằng cấp
Họ buộc phải duy trì được bằng FAA của mình hàng năm (bằng FAA là bằng được cấp bởi cục quản lý hàng không liên bang).
5. Trong những mùa không cao điểm, tiếp viên hàng không có thể có những tuần 6 ngày rảnh rỗi
Họ luôn luôn phải chuẩn bị hành lý để có thể lên đường trong tích tắc, nhưng vào những tháng không cao điểm, họ sẽ có những ngày nghỉ thực sự, được thư giãn và xem phim.
6. Có rất nhiều việc mà tiếp viên hàng không cần xử lý
Hãy nghĩ về những điều có thể xảy ra và tưởng tượng nó xảy ra cách mặt đất 11km ở trên không. Đồng thời hãy đoán xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm xử lý nếu những điều đấy xảy ra?
Công việc của một tiếp viên hàng không không chỉ là đưa đồ ăn, phát đồ uống nhưng đáng tiếc rằng, đấy là những gì mọi người thấy, đặc biệt là trong những chuyến bay nội địa.
Họ được huấn luyện để có thể xử lý trong những tình huống khẩn cấp nếu máy bay không may bị tai nạn, phát hiện bom trên khoang, dập lửa khi có hỏa hoạn phát sinh trong khi ở trên không hay khi máy bay đâm phải những nơi có điều kiện và hoàn cảnh khắc nghiệt.
7. Họ liều mạng sống của mình vào mỗi chuyến bay
Tiếp viên hàng không luôn phải đối mặt với hàng trăm tình huống éo le, trong đó thậm chí có cả những tình huống bị hành khách hành hung. Trong trường hợp gặp phải những hành khách thô lỗ, không tuân thủ quy định và có những hành động quá khích trên máy bay, các tiếp viên hàng không được trang bị những bài tập tự vệ để đối phó với họ.
Họ cũng được huấn luyện để đối phó với những trường hợp tệ hơn như có cướp hay khủng bố trên chuyến bay.
8. Quá trình huấn luyện tiếp viên hàng là một trong những công việc khó nhất bạn từng trải qua
Mỗi tiếp viên hàng không phải trở thành một chuyên gia an toàn để bảo đảm sự an toàn của hành khách, chứ không đơn thuần là phục vụ nước cho mọi người. Quá trình huấn luyện là không tưởng, nó được ví như sinh con vậy. Bạn không thể biết nó khó thế nào nếu chưa thực sự trải qua nó.
9. Một số hãng hàng không có quy định nghiêm ngặt về ngoại hình của phi hành đoàn
Nếu bạn bị mụn hoặc cảm nhẹ thì rất có thể bạn sẽ bị cho nghỉ việc trong vòng vài tuần.
10. Bẩn và không bảo đảm sức khỏe
Những tiếp viên hàng không khi bay phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe bản thân như: Sỏi thận, lãng tai, trầm cảm, mất ngủ, những chấn thương, vấn đề tiêu hóa…
Có những trường hợp, hành khách chẳng do dự gì khi đưa cho tiếp viên hàng không một cái tã bẩn khi cô ấy đang phát đồ ăn cho mọi người (chia sẻ từ một tiếp viên hàng không)
Theo một danh sách gần đây của Business Insider, Tiếp viên hàng không là một trong những nghề gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bản thân.
11. Công việc tạo sức ép vô hình cho những mối quan hệ
Nếu bạn muốn dành thời gian của những kì nghỉ với gia đình, thì đây không phải công việc dành cho bạn. Nếu bạn muốn đi chơi cuối tuần cùng người yêu, thì đây không phải công việc dành cho bạn. Nếu bạn muốn ở nhà mỗi tối với gia đình, thì chắc chắn, đây không phải công việc dành cho bạn.
12. Công việc đòi hỏi thể lực cao
Xe đẩy hàng có vẻ nặng hơn bạn nghĩ đấy. Nếu muốn trở thành tiếp viên hàng không tất nhiên bạn sẽ phải có thể lực tốt để có thể bay nhiều giờ liền mà vẫn luôn nở nụ cười trên môi với tất cả các hành khách.
Xe đẩy hàng có vẻ nặng hơn bạn nghĩ đấy.
Bình luận