Tìm giải pháp để doanh nghiệp Việt đầu tư bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở Tiểu vùng Mê Kông
Phát biểu tại Hội thảo, ông Đoàn Thanh Nghị, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) của Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế nước ta. Tính đến hết tháng 1/2017, Việt Nam đã có 1.188 dự án đầu tư sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 21,395 tỷ USD. Trong đó các quốc gia ở tiểu vùng Mê Kông, đặc biệt Lào và Campuchia là hai quốc gia được các doanh nghiệp Việt lựa chọn đầu tư nhiều nhất và thế mạnh thuộc về lĩnh vực nông nghiệp nhờ lợi thế về cơ chế, chính sách, khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới. Không những thế, Việt Nam – Lào – Campuchia còn có nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; trình độ phát triển giúp cho đầu tư nông lâm nghiệp được coi là thế mạnh do phát huy được lợi thế so sánh của lĩnh vực này trong mối quan hệ với nền kinh tế ba nước và khu vực.
Trong số các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp tại Lào và Campuchia, chủ yếu là các dự án đầu tư trồng cao su. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 72 dự án đầu tư trồng cao su, với tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam là 2,175 tỷ USD. Nhìn chung, các dự án trồng cao su được Chính phủ Lào và Campuchia đánh giá tốt, có hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm nguồn thu cho lao động địa phương, cải thiện cơ sở hạ tầng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội nước sở tại.
Theo ông Phạm Quang Tú, đại diện Tổ chức Oxfam tại Việt Nam qua nghiên cứu thực địa cho thấy, bên cạnh những thành tựu, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tiềm ẩn những rủi ro, vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư tại các nước sở tại như: chính sách, đất đai, văn hoá...
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào, Campuchia đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, chưa thống nhất và khó tiếp cận. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa thật sự đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách.
Toàn cảnh Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp ở Tiểu vùng Mê Kông, như: tăng cường hợp tác chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin, xây dựng cơ chế chính sách, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, ổn định...
Ông Phạm Quang Tú kiến nghị các nhà đầu tư nên tham vấn với các cộng đồng bị ảnh hưởng trong suốt quá trình đầu tư; xây dựng và thúc đẩy thực thi hướng dẫn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - áp dụng với nhiều lĩnh vực và các giai đoạn khác nhau trong quá trình triển khai dự án.
Còn theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, để doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư ra nước ngoài nói chung và Tiểu vùng Mê Kông nói riêng, đặc biệt là đầu tư sang Lào và Campuchia có hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ pháp luật không chỉ của Việt Nam mà còn phải tuân thủ cả pháp luật của nước sở tại. Do đó, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt trước khi đầu tư ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải có nguồn thông tin tốt, phòng ngừa những tranh chấp, đồng thời doanh nghiệp cần có sự liên kết với nhau... "Tôi cho rằng cần chia sẻ các bài học thành công, kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước, chia sẻ cho các doanh nghiệp sau. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị để doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn quy định của pháp luật Việt
Bình luận