Vào TPP: Kỳ vọng cải thiện được tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Ngày 20/4, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới vì mục tiêu hội nhập”.
Toàn cảnh Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong TPP
Lo ngại về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gia tăng
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh, trong những năm qua, mặc dù hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được triển khai đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương với các chương trình, như: Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chương trình hành động phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của 9 bộ, ngành Trung ương…
Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức. Việc xử lý các hành vi vi phạm cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ, phù hợp với các cam kết quốc tế.
Đánh giá về thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, ông Phạm Văn Toàn, Phó Chánh thanh tra, Bộ Khoa học và Công nghệ, nêu rõ, qua thực tiễn xử lý, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý trên 22.400 vụ việc liên quan tới hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; xử phạt 53 tỷ đồng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Riêng thanh tra ngành khoa học và công nghệ đã xử lý 752 vụ việc, xử phạt 344 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt gần 6 tỷ đồng; thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã xử lý 419 vụ việc, xử phạt 384 đối tượng vi phạm với tổng số tiền phạt trên 9 tỷ đồng…
TPP sẽ ngăn chặn các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ
TPP với các cam kết cao hơn về sở hữu trí tuệ được kỳ vọng sẽ giúp Việt
Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng Pháp chế, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, các cam kết này đương nhiên còn cao hơn và rộng hơn những cam kết trong WTO, bởi các nước trong TPP phần lớn là chủ sở hữu công nghệ.
Các cam kết này bao gồm các quy định cụ thể đối với hàng hóa, dịch vụ, về hợp tác, sáng chế, dữ liệu thử nghiệm trong ngành dược phẩm, nông hóa phẩm… về kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả và các quyền có liên quan. Và nếu, các doanh nghiệp Việt
Bà Hà cho biết, với những cam kết trên, thời gian tới buộc Chính phủ và doanh nghiệp Việt
Nhận định về vấn đề này, TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI cho rằng, sở hữu trí tuệ là vấn đề Việt Nam phải đối mặt, nếu không nhận thức đầy đủ, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
“Chính vì thế câu chuyện nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng. Nếu vô tình vi phạm vào thì lỗi là chính của chúng ta chứ không ai khác”, bà Phạm Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Ông Stuart Schaag, Tham tán thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng cho biết, việc Việt Nam tuân thủ đúng quyền sở hữu trí tuệ trong TPP sẽ tạo động lực, thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp, bởi với TPP sự sáng tạo được bảo hộ chặt chẽ.
Theo đó, Chính phủ Việt
Bình luận