Cục Sở hữu trí tuệ đang phối hợp với các cơ quan tổ chức phổ biến Luật SHTT cho các nhóm chủ thể, đồng thời tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành đề nghị, không nên thu hẹp hoàn toàn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà cần có sự phân loại cụ thể.
Đề xuất thu hẹp phạm vi xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa được đại biểu Quốc hội, chuyên gia đồng tình.
- Nhiều phương tiện thông tin đại chúng thông tin ”thương hiệu” gạo “ST25” được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ (và cả Việt Nam) dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này vào thị trường Hoa Kỳ. Để hiểu đúng về bản chất của vấn đề, Cục Sở hữu trí tuệ vừa cung cấp thông tin ra công chúng.
- Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Cơ quan Sở hữu trí tuệ liên minh Châu Âu (EUIPO) sẽ tổ chức hội nghị về hòa giải trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vào ngày 22-23/3/2021, nhằm cung cấp các chính sách hòa giải ở Liên minh châu Âu và các hình thức kết hợp hòa giải với các hình thức giải quyết tranh chấp khác.
- Chi phí về lao động tăng, môi trường Việt Nam ngày càng xuống cấp và những quy định về quyền sở hữu trí tuệ chính là 3 lo ngại của nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017, ngày 16/06/2017.
- Theo bà Hà Nguyệt Thu, Cục Sở hữu Trí tuệ, trước khi chưa có chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong còn phải mượn thương hiệu của cam Vinh để xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi được cấp chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong không những không phải mượn thương hiệu để xuất khẩu, mà giá còn tăng gấp 5 lần.
- Theo ông Đỗ Thanh Lam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái phải bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức cho cả các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân.
- Theo ông Quách Minh Trí, Công ty Luật Baker & McKenzie, dù TPP có được tiếp tục hay không, thì các quy định về sở hữu trí tuệ trong TPP cũng sẽ nguồn biện dẫn để sửa đổi các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này, bởi đây là những cam kết tiêu chuẩn cao, tiên tiến của thế giới mà Việt Nam nên học hỏi.
- Với những cam kết cao hơn về sở hữu trí tuệ, việc vào TPP được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam cải thiện tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
- Hầu hết các quy định trong pháp luật của Việt Nam đã tương thích với các cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU). Tuy nhiên, vấn đề là cần tập trung vào công tác thực thi làm sao cho đúng những gì đã quy định.
- Với những cam kết nghiêm ngặt về quyền sở hữu trí tuệ trong TPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng những cam kết này là một bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong “cuộc chơi lớn”.