Trên thế giới, các thị trường tài chính được xếp hạng vào 3 nhóm chính, cao nhất là thị trường phát triển (Developed Market), tiếp đến là thị trường mới nổi (Emerging Market) và thấp nhất là thị trường cận biên (Frontier Market). Dựa vào hệ thống tiêu chí đánh giá, như: mức độ phát triển của nền kinh tế, sự ổn định về chính trị, quy mô và tính thanh khoản của thị trường, hiệu quả vận hành của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng lưu chuyển dòng vốn,..., Việt Nam hiện được xếp vào nhóm thấp nhất Frontier Market. Tổ chức xếp hạng thị trường MSCI (Morgan Stanley Capital Index) vẫn đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường cận biên, mặc dù Việt Nam đang nỗ lực để cải thiện khả năng tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài khi cố gắng nâng cấp lên vị thế của một thị trường mới nổi.

Thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong danh sách các thị trường cận biên vì tính “mù mờ” của thị trường

“Bất cứ ai đến thăm TP. Hồ Chí Minh – một Thành phố sôi động và nhộn nhịp, đều “ngập ngừng” khi gọi Việt Nam là một thị trường cận biên”, chuyên gia của Bloomberg bình luận. Bởi trong các quốc gia Đông Nam Á đang phát triển, được nâng cấp từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi, như: Argentina, Philipinnes..., Việt Nam là thị trường có tính thanh khoản tốt hơn Philipinnes.

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam được hy vọng sớm được xếp hạng trở thành thị trường hoạt động tốt nhất Châu Á năm 2017, nhưng MSCI có lý do chính đáng để giữ Việt Nam trong danh sách các thị trường cận biên. Chỉ cần những biến động lớn của một vài công ty cũng có thể làm cho thị trường “chao đảo”, khi chỉ có 05 công ty đã chiếm tới hơn 40% giá trị vốn hóa thị trường.

Tuần trước, sàn giao dịch quốc gia đã chào đón Blue chip mới nhất – Vinhomes JSC, Công ty phát triển nhà ở cao cấp tách ra từ Vingroup. Vinhomes đã thu được 1,4 tỷ USD sau khi chào bán lần đầu tiên ra công chúng (IPO). Đây là thương vụ IPO lớn nhất của Việt Nam. Vinhomes đang chiếm khoảng 65% doanh thu của Vingroup.

Chuyên gia Bloomberg nhận định: “Bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục mù mờ kể cả khi các thương vụ IPO lớn sắp được bùng lên”.

Trường hợp của Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là một minh chứng cụ thể. Khi những tin tức đầu tiên về việc bán cố phần xuất hiện vào tháng 08/2017, cổ phiếu Sabeco (SAB) bắt đầu leo dốc, chạm mức kỷ lục trong tháng 11/2017. “Sự cuồng nhiệt” trong việc mua SAB của các nhà đầu tư đã đẩy Sabeco lên vị trí thứ 2 về giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán, với tỷ trọng 8,6%.

Các nhà đầu tư giá trị đã phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa. Rõ ràng là Sabeco đã được định giá quá cao, nhưng việc bán cổ phiếu có thể dẫn đến việc giảm điểm chuẩn trong một năm đầu cơ giá lên.

Tiếp đến là trường hợp của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã cổ phiếu: ROS) tại Hà Nội. Vào lúc cao điểm, công ty này đứng thứ 06 về giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán, chiếm 4,7% thị trường. Đó là trước khi cổ phiếu ROS giảm 55% kể từ tháng 01/2018. Khi FLC Faros không đi theo các nhà phân tích chứng khoán, các nhà đầu tư đã mua ROS mà không có lý do thuyết phục, vậy việc đầu tư này có an toàn không?

Đóng vai trò một trung tâm sản xuất quan trọng, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất ở châu Á. Tuy nhiên, chỉ với việc một vài công ty có thể chi phối thị trường, thì thị trường chứng khoán Việt Nam không có chỗ cho các nhà đầu tư giá trị./.

Dịch từ nguồn: https://www.bloomberg.com/view/articles/2018-05-23/vietnam-is-a-frontier-market-for-good-reason