Việt Nam sắp có Nhà máy sản xuất chất dẻo phân huỷ sinh học PBAT lớn nhất Đông Nam Á
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và nhiều lãnh đạo bộ, ngành, UBNP TP. Hải Phòng cùng bấm nút khởi công dự án Nhà máy PBAT

Bước chân tiên phong thực hiện cam kết tại COP 26

Ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch An Phát Holdings cho biết, hơn 1 thập kỷ trước, các nền kinh tế phát triển như châu Âu đã bắt đầu giảm các sản phẩm nhựa thông thường, chuyển sang sử dụng sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường. Nắm bắt xu hướng này, An Phát Holdings đã đầu tư mạnh cho nghiên cứu phát triển nguyên liệu sản xuất dòng sản phẩm nhựa sinh học phân huỷ hoàn toàn. Năm 2015, lần đầu tiên An Phát Holdings xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Năm 2018, Tập đoàn ra mắt dòng sản phẩm nhựa sinh học phân huỷ hoàn toàn AnEco tại Việt Nam. Đến nay, thị trường xuất khẩu đã mở rộng đến 20 quốc gia gồm Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Italia, Canada, nhiều quốc gia châu Âu… Nhà máy sản xuất chất dẻo phân huỷ sinh học PBAT là một trong những bước đi quan trọng mang tính chiến lược và quyết định đến chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn An Phát trong giai đoạn tới.

Việt Nam sắp có Nhà máy sản xuất chất dẻo phân huỷ sinh học PBAT lớn nhất Đông Nam Á
Ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch An Phát Holdings mong muốn, sẽ có nhiều doanh nghiệp chung tay cùng Chính phủ thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP 26
Nhà máy là lời giải xuất sắc và hợp lý nhất cho bài toán về nguồn nguyên liệu của An Phát Holdings. Đặc biệt, Nhà máy sẽ giúp An Phát Holdings hoàn thiện chuỗi cung ứng xanh khép kín, trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công nguyên liệu và sản phẩm nhựa sinh học phân huỷ hoàn toàn.

Trong bức tranh chung của nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang rất quyết tâm trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường. Tại Hội nghị Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP 26, Chính phủ đã cam kết sẽ có các biện pháp triển khai để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong bối cảnh này, ông Phạm Ánh Dương nhận định: "Dự án PBAT và những hoạt động của An Phát Holdings có lẽ sẽ là một phần nhỏ đóng góp cho cả chiến lược dài của Chính phủ và cũng sẽ là đại diện tiêu biểu cho doanh nghiệp, đưa các sản phẩm và nguyên liệu nhựa tự huỷ sinh học thay thế cho các sản phẩm nhựa truyền thống với mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp chung tay cùng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quan trọng này”.

Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT là nhà máy sản xuất nguyên liệu xanh đầu tiên tại Đông Nam Á, nằm trong danh mục dự án công nghệ cao được ưu tiên đầu tư, đặt tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng), có công suất 30.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2024, sau 24 tháng xây dựng. Với tổng vốn đầu tư dự án là 120 triệu USD, khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ đáp ứng 100% nhu cầu nguyên liệu của An Phát Holdings đồng thời phục vụ mục tiêu xuất khẩu quốc tế.

Ông Phạm Ánh Dương khẳng định, Nhà máy là lời giải xuất sắc và hợp lý nhất cho bài toán về nguồn nguyên liệu của Tập đoàn: tự chủ nguyên liệu, giảm giá thành để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước và tiến tới thay thế cho các sản phẩm nhựa truyền thống. Đặc biệt, Nhà máy sẽ giúp An Phát Holdings hoàn thiện chuỗi cung ứng xanh khép kín, trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công nguyên liệu và sản phẩm nhựa sinh học phân huỷ hoàn toàn.

Do được đầu tư công nghệ và máy móc hiện đại nên hiệu suất hoạt động của nhà máy được tối ưu hoá ở mức rất cao với thời gian hoạt động trung bình 8.400 giờ tương đương 350 ngày/năm. Nhà máy đạt mức tự động hoá cao, dự kiến tạo việc làm cho khoảng 200 lao động chất lượng cao. “An Phát Holdings sẽ đại diện cho Việt Nam ghi tên vào bản đồ nguyên liệu xanh toàn cầu đồng thời trở thành doanh nghiệp tiên phong thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Việt Nam”, ông Dương khẳng định.

An Phát Holdings đã tiếp nhận chuyển giao quy trình và công nghệ thiết kế nhà máy từ Technip Zimmer - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về giải pháp và thiết kế công nghệ cho các nhà máy công nghiệp quy mô lớn và phức tạp. Chính vì vậy, Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT có chất lượng vượt trội, tiêu chuẩn khép kín và dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất. Khi Nhà máy PBAT đi vào hoạt động sẽ giúp giá thành sản phẩm xanh giảm 20%~30%, giúp nhiều người dân Việt Nam và quốc tế được sử dụng các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường.

Hải Phòng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Nhà máy PBAT

Việt Nam sắp có Nhà máy sản xuất chất dẻo phân huỷ sinh học PBAT lớn nhất Đông Nam Á
Ông Lê Anh Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hải Phòng phát biểu tại sự kiện
Nhà máy PBAT được xây dựng trên nền tảng công nghệ cao rất phù hợp với định hướng phát triển trụ cột công nghiệp công nghệ cao của TP. Hải Phòng. Các sản phẩm của Nhà máy sẽ giúp nền kinh tế giảm được 33.000 tấn CO2 mỗi năm, tương đương với khả năng hấp thụ của 165.000 héc-ta rừng...

Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Anh Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hải Phòng cho biết, vượt qua thách thức của đại dịch năm 2021, năm 2022, Hải Phòng tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng 3 trụ cột chủ yếu là công nghiệp công nghệ cao - cảng biển, logistics - du lịch và thương mại. Năm 2022, Hải Phòng đặt các chỉ tiêu kinh tế như GRDP tăng 13% trở lên; chỉ số phát triển công nghiệp tăng 19-20%; tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GRDP đạt trên 46%; giá trị sản phẩm công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo đạt 53%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên 100.000 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,5-3 tỷ USD…

Cũng liên quan đến Hải Phòng, năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45/2019 và năm 2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 35/2021/QH15 với mục tiêu đưa Hải Phòng trở thành một cực quan trọng trong “tam giác” phát triển Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh, đồng thời là động lực phát triển trong bức tranh kinh tế của cả nước. Ông Lê Anh Quân nhận định, để đạt các mục tiêu chiến lược, việc thu hút nguồn lực và các dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. “Nhà máy PBAT của An Phát Holdings được xây dựng trên nền tảng công nghệ cao rất phù hợp với định hướng phát triển trụ cột công nghiệp công nghệ cao của TP. Hải Phòng năm 2022 và các năm tiếp theo. Dự án không chỉ phục vụ cho chiến lược phát triển dài hạn của Tập đoàn mà còn có ích cho xã hội. Khi đi vào hoạt động, các sản phẩm của Nhà máy sẽ giúp nền kinh tế giảm được 33.000 tấn CO2 mỗi năm, tương đương với khả năng hấp thụ của 165.000 héc-ta rừng, đồng thời giảm mạnh tác hại của việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần, giúp Việt Nam thực thi các cam kết tại COP 26”, ông Quân nhận định.

Cũng theo ông Lê Anh Quân, Hải Phòng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho dự án, từ khi khởi công cho đến khi vận hành Nhà máy đặc biệt này.

An Phát Holdings là Tập đoàn nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á, đang giữ vị thế số 1 về xuất khẩu bao bì màng mỏng, tiên phong về phát triển sản phẩm và nguyên liệu nhựa sinh học phân huỷ hoàn toàn, đi đầu về sản xuất và thương mại nguyên liệu nhựa, phát triển công nghiệp hỗ trợ…

An Phát Holdings hiện có 16 công ty thành viên với hơn 5.000 người lao động tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore…. Với việc xây dựng Nhà máy PBAT, An Phát xác lập mục tiêu dài hạn là trở thành Tập đoàn sản xuất nguyên liệu nhựa sinh học lớn nhất Đông Nam Á, cam kết thực hiện lộ trình Net Zero 2050 của Việt Nam.

Điểm nổi bật của Nhà máy sản xuất chất dẻo phân huỷ sinh học PBAT

Việt Nam sắp có Nhà máy sản xuất chất dẻo phân huỷ sinh học PBAT lớn nhất Đông Nam Á
Chủ tịch Tập đoàn An Phát Phạm Ánh Dương giới thiệu thông tin về Nhà máy PBAT

Về công nghệ

Nhà máy PBAT được cấp gói bản quyền công nghệ bởi nhà công nghệ bản quyền sản xuất PBAT hàng đầu thế giới – Technip Zimmer (CHLB Đức);

Đây là nhà máy sản xuất PBAT đầu tiên tại Đông Nam Á và cũng là nhà máy sản xuất PBAT duy nhất được Technip Zimmer cấp bản quyền xây dựng tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới;

Nhà máy PBAT được trang bị công nghệ sản xuất liên tục, thiết bị công nghệ mới nhất với 3 bình phản ứng với công suất 30.000 tấn/năm;

Nhà máy PBAT được thiết kế với trang thiết bị máy móc hiện đại với hiệu suất vận hành rất cao.

Về đối tác

Nhà máy được triển khai xây dựng bởi các nhà thầu thiết kế nổi tiếng trên thế giới:

Technip Zimmer (CHLB Đức) cung cấp gói thiết kế công nghệ bản quyền. Technip Zimmer chi nhánh tại Thái Lan cung cấp gói thiết kế tổng thể FEED. Và trong thời gian tới sẽ lựa chọn nhà thầu EPC quốc tế để thực hiện công tác xây dựng nhà máy.

Về sở hữu trí tuệ

Nhà máy PBAT được đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Đồng thời, công thức sản xuất của nhà máy đã được đăng ký sáng chế tại Việt Nam và tại Hàn Quốc.

Về đặc điểm nổi bật khác

Là nhà máy xanh, thân thiện với môi trường: Khi nhà máy PBAT đưa vào hoạt động, hàng năm có thể giảm 33.000 tấn phát thải CO2, hiệu quả tương đương với 165.000 ha rừng nguyên sinh.

Nhà máy PBAT có thị trường tiêu thụ rất lớn, với sản phẩm PBAT được dự báo nhanh và mạnh nhất trong các nguyên liệu tự hủy, tương đương tốc độ tăng trưởng kép đạt 18,3%. PBAT cũng là nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (17%) trong các loại nhựa sinh học.