Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn là yêu cầu cấp bách
Ngày 28/6/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì “Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam” nhằm trao đổi và thảo luận cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính để thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
YÊU CẦU CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Tổ chức Khí tượng thế giới vừa công bố 04 chỉ số chính về biến đổi khí hậu, bao gồm nồng độ khí nhà kính, mực nước biển dâng, nhiệt đại dương và axit hóa đại dương đã lập kỷ lục mới vào năm 2021, cho thấy các hoạt động của con người đang gây ra những thay đổi ở quy mô cấp hành tinh trên đất liền, trong lòng đại dương và bầu khí quyển, tạo ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với sự phát triển bền vững và các hệ sinh thái.
Báo cáo Biến đổi khí hậu 2022 của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC-AR6) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo, nếu mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu không được kiểm soát ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, loài người và môi trường tự nhiên có nguy cơ sẽ chịu nhiều tác động không thể đảo ngược. IPCC ước tính, kể từ năm 2008 đến nay, mỗi năm có hơn 20 triệu người trên thế giới phải rời bỏ nhà cửa do bão, lũ lụt và một nửa dân số thế giới thiếu nước ít nhất 01 tháng mỗi năm.
Đây là hệ lụy của mô hình phát triển tuyến tính (khai thác tài nguyên - sản xuất - tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi trường) thiếu bền vững trong hơn 150 năm qua của nhân loại. Liên hợp quốc cảnh báo, đến năm 2030 nếu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính, nhu cầu sử dụng tài nguyên sẽ tăng 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của Trái Đất, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn sức chịu tải của môi trường. Nếu hành động chậm chễ, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội quý giá để đảm bảo Trái đất có thể sinh sống được và duy trì một hành tinh bền vững cho tất cả trong tương lai.
Vì vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay là cần có mô hình kinh tế hiệu quả hơn về sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh vai trò của kinh tế tuần hoàn/Ảnh: VGP |
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, việc áp dụng các nguyên tắc loại bỏ chất thải và ô nhiễm, lưu thông các sản phẩm, nguyên liệu và tái tạo thiên nhiên trong mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, nông nghiệp. Cụ thể là việc giảm thiểu và loại bỏ chất thải và ô nhiễm sẽ giảm phát thải khí nhà kính trong toàn bộ chuỗi giá trị; bằng cách luân chuyển các sản phẩm và vật liệu, có thể thu giữ lại năng lượng có trong các sản phẩm và vật liệu; tái tạo tự nhiên sẽ giúp cô lập và thu giữ được các-bon.
Quỹ Ellen Macarthur đã tính toán và đưa ra ví dụ minh họa, thế giới có thể giảm 38% lượng khí thải từ vật
Tại hội nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các đối tác phát triển công bố Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Việt Nam. Mạng lưới này nhằm mục đích tăng cường đối thoại, tạo ra sáng kiến và huy động hành động tập thể hướng tới quá trình chuyển đổi kinh tế tuần hoàn. Mạng lưới cung cấp những hiểu biết mới nhất từ tất cả các cá nhân và cộng đồng trong các lĩnh vực chính sách kinh tế tuần hoàn, nghiên cứu, đầu tư và giáo dục. |
liệu xây dựng vào năm 2050 bằng cách loại bỏ chất thải trong các tòa nhà và quá trình xây dựng, chia sẻ mục đích sử dụng các tòa nhà nhiều hơn cũng như tái sử dụng và tái chế vật liệu xây dựng. Tương tự như vậy, có thể giảm một nửa lượng khí thải từ hệ thống thực phẩm vào năm 2050 thông qua các biện pháp tuần hoàn trong nông nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn cũng giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý, giảm thiểu khai thác, tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường. Kinh tế tuần hoàn cũng góp phần giảm rủi ro cho doanh nghiệp về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng...Xã hội sẽ được hưởng lợi nhờ giảm chi phí trong quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khoẻ người dân.
"So với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, việc thúc đẩy các hành động theo mô hình kinh tế tuần hoàn góp phần thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng '0', chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp", Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.
Theo bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn là một cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam mà việc đầu tư vào hệ thống quản trị, phát triển thể chế và chính sách để thúc đẩy kinh doanh bền vững, giảm dần các ngành công nghiệp gây ô nhiễm sẽ giúp Việt Nam đảm bảo phục hồi kinh tế xanh trong tương lai.
NÂNG CAO NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP
Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết một số giải pháp, nhiệm vụ sẽ được triển khai trong thời gian tới gồm kiến tạo thể chế, cụ thể hóa các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường. Xây dựng lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần (đồ nhựa, túi nilong) bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm.
Ngoài ra, phát triển các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm nhiệt điện theo mô hình tuần hoàn, không phát thải chất thải, khí thải và nước thải. Bốn là, thúc đẩy quan hệ hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các cơ hội tiếp nhận hỗ trợ về tài chính và công nghệ cho kinh tế tuần hoàn.
Cuối cùng, một giải pháp rất quan trọng, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà là truyền thông nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về kinh tế tuần hoàn, về trách nhiệm phân loại tại nguồn các loại rác thải để thực hiện tái chế, tái sử dụng, qua đó thay đổi hành vi tiêu dùng hướng tới các sản phẩm thân thiện môi trường.
Việc chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn bước đầu sẽ gặp khó khăn nhất định, trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy và nguồn lực, công nghệ tái chế, tái sử dụng còn hạn chế.
“Tuy nhiên, với sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, sự hưởng ứng của toàn xã hội, trong đó doanh nghiệp và người dân là động lực thúc đẩy, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, chúng ta có thể tin tưởng rằng có thể sớm thúc đẩy quá trình chuyển đổi”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà tin tưởng./.
Bình luận