Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, thu hút nhiều lao động và có tỷ trọng xuất khẩu cao trong cơ cấu xuất khẩu. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định thương mại tự do, ngành dệt may càng có nhiều điều kiện mở rộng thị trường. Thực tiễn cũng cho thấy, trong những năm gần đây, ngành dệt may là một trong những ngành dẫn đầu về thu hút vốn FDI. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động. Tác động này được xem là các tác động tràn của FDI đến TFP của ngành dệt may Việt Nam. Để hiểu rõ hơn những tác động của FDI đến TFP, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất nhân tố tổng hợp của ngành dệt may Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn.

Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp phản ánh một phần quan trọng về chất lượng đào tạo của nhà trường. Bởi, đây là kết quả của tổng hoà các yếu tố trong đào tạo, như: chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và học tập, đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất... Thông qua bài viết, “Để sinh viên ngành kế toán - kiểm toán, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, Đinh Thị Minh Phượng, Kiều Doãn Hà đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành này phù hợp với nhu cầu xã hội của chuyên ngành kế toán, kiểm toán tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. Đây cũng tài liệu các trường đại học trên cả nước tham khảo.

Hiện nay, các DNNVV nói chung và các doanh nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng đang tổ chức công tác kế toán theo quy định của Luật Kế toán năm 2015; Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán cho các DNNVV theo quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC, ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán DNNVV. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn còn hạn chế trong việc tạo ra thông tin trên báo cáo tài chính. Thông qua bài viết, “Các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán của các DNNVV trong ngành tư vấn thiết kế xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh’, tác giả Tạ Duy Khánh kiến nghị để nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây cũng là tài liệu để nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau tham khảo.

Vùng Đông bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả của cả nước, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Chính vì vậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động của Vùng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại kinh tế và định hướng xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, của cả nước nói chung. Thông qua bài viết “ Một số nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, nhóm tác giả Lê Minh Sơn và Bùi Kiều Anh phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng GRDP bình quân đầu người với mức tỷ lệ vốn đầu tư, FDI, chi tiêu công so với GRDP; dân số và vốn lao động; kết cấu hạ tầng và cơ cấu không gian. Đồng thời, đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số là 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam và cư trú chủ yếu tại các tỉnh vùng núi Việt Bắc. Đặc biệt, phụ nữ dân tộc Tày chiếm phần đông số phụ nữ các dân tộc sinh sống trên địa bàn vùng núi Việt Bắc. Nhóm phụ nữ này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của hộ, là lao động chính của mỗi gia đình, tham gia tích cực vào các hoạt động làm ra của cải, vật chất, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua bài viết “Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày ở vùng núi Việt Bắc trong các quyết định của hộ”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Gấm, Đào Thị Hương phân tích vai trò của phụ nữ dân tộc Tày ở vùng núi Việt Bắc trong các quyết định của hộ nhằm phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ Tày ở vùng núi Việt Bắc trong các quyết định của hộ nói riêng và phát triển kinh tế của hộ nói chung, góp phần nâng cao và phát huy hơn nữa vai trò của họ trong gia đình và xã hội.

Theo Quyết định số 1064/QĐ-TTg, ngày 08/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020, tiểu vùng Tây Bắc gồm bốn tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, như: bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống đặc trưng của trên 20 dân tộc, hầu hết là dân tộc thiểu số. Nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và đa dạng, như: các hang động, thác nước, suối khoáng nóng, điều kiện khí hậu mát mẻ hay các di tích lịch sử văn hóa, thích hợp cho nhiều loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên, những tiềm năng đó chưa được khai thác hiệu quả cho phát triển du lịch, hầu hết các điểm du lịch dựa vào cộng đồng của vùng đều phát triển manh mún, mang tính tự phát, thiếu năng lực cộng đồng, cùng với sự hiểu biết hạn chế về du lịch và các tác động của nó là rào cản đối với phát triển hiệu quả loại hình du lịch này. Thông qua bài viết “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở tiểu vùng Tây Bắc” tác giả Đặng Trung Kiên nghiên cứu một số rào cản về năng lực cộng đồng trong phát triển du lịch ở tiểu vùng Tây Bắc có ý nghĩa quan trọng trong phát triển ngành “công nghiệp không khói” ở Vùng này.

Theo Báo cáo tổng kết 5 năm (2013-2018) thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 1987, hệ thống giáo dục đại học chưa có trường đại học ngoài công lập, thì đến cuối năm 2018 đã có 60 trường, chiếm tỷ lệ 25.5% số trường đại học với quy mô đào tạo trình độ đại học là 232,367 sinh viên, chiếm tỷ lệ 13.16% sinh viên đại học trong cả nước. Mạng lưới các trường đại học nói chung và đại học ngoài công lập nói riêng gần như phủ kín toàn quốc, trong đó mạng lưới các trường đại học ngoài công lập đã phát triển ở 29/63 tỉnh/thành. Tuy nhiên, năng lực hiện nay của các trường này còn khá hạn chế. Bài viết “Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của các trường đại học tư thục tại TP. Hồ Chí Minh”, nhóm tác giả Mạch Trần Huy, Nguyễn Văn Tân thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của các trường đại học tư thục là vô cùng cần thiết để có thể tập trung vào việc cải thiện các nhân tố nhằm nâng cao năng lực của các trường này.

Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

Nguyễn Văn Tuấn: Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất nhân tố tổng hợp của ngành dệt may Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Thủy, Đinh Thị Minh Phượng, Kiều Doãn Hà: Để sinh viên ngành kế toán - kiểm toán, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo

Diệp Mỹ Tú: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh

Nguyễn Thị Cẩm Phương, Sơn Ngọc Toàn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp mạng điện thoại di động của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh

Nguyễn Dụng Tuấn: Vốn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Hà Văn Dũng: Tác động của chia sẻ tri thức đến hiệu quả làm việc của công chức tỉnh Tiền Giang

Huỳnh Xuân Hiệp, Mai Vạn Quí: Hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tạ Duy Khánh: Các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán của các DNNVV trong ngành tư vấn thiết kế xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Phương Lan: Phương pháp định giá chứng khoán phái sinh theo chỉ số VN30 trên thị trường Việt Nam

Lê Minh Sơn, Bùi Kiều Anh: Một số nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Thị Gấm, Đào Thị Hương: Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày ở vùng núi Việt Bắc trong các quyết định của hộ

Đặng Trung Kiên: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở tiểu vùng Tây Bắc

Mạch Trần Huy, Nguyễn Văn Tân: Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của các trường đại học tư thục tại TP. Hồ Chí Minh

Tạ Nhật Linh, Vũ Thị Thanh Huyền, Phan Thu Trang: Vấn đề tiếp cận tín dụng nông thôn ở Việt Nam

Vũ Thị Như Quỳnh: Hiệu quả quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex

Trịnh Thị Bích Phượng, Bùi Văn Trịnh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của cán bộ công đoàn cơ sở tại các tổ chức kinh tế trên địa bàn TP. Cần Thơ

Nguyễn Ngọc Điệp, Đặng Thị Kim Thoa: Chất lượng dịch vụ đào tạo đại học - Góc nhìn của sinh viên từ trường công và trường tư

Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Tiến Thành: Yếu tố chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Lê Trung Hiếu: Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Minh Quang: Nghiên cứu sự hài lòng trong công việc tại Vietinbank Lâm Đồng

Nghiêm Thị Ngọc Bích: Ảnh hưởng trình độ giáo dục nghề nghiệp của người lao động đến tiếp cận việc làm theo giới

Hoàng Nguyệt Quyên: Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các học phần kiểm toán tại Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

Nguyễn Thị Phương Anh: Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng

Cao Thị Thanh, Hoàng Khắc Lịch, Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Nguyễn Thế Kiên, Hà Thị Thanh Thủy: Ứng dụng mô hình SEM đánh giá tác động kinh tế - xã hội của khu công nghiệp và cụm công nghiệp đến người dân trên địa bàn Hà Nội

Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Lương Ngân: Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đối với ẩm thực tại TP. Hồ Chí Minh

Quách Tố Trinh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm tại Aeon Mall Tân Phú

Võ Thanh Hiền: Các nhân tố tác động đến ý định quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa - Nghiên cứu trường hợp điểm đến Đà Lạt

Nguyễn Văn Mạnh, Trần Thanh Phong: Lợi thế điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các điểm tham quan giải trí tại Việt Nam

Phạm Minh Luân: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sống sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Hoàng Sỹ Động, Từ Quang Phương, Trần Quang Quyết, Nguyễn Thị Bích Phương: Đổi mới tổ chức lãnh thổ vùng địa lý tập trung tiềm năng, lợi thế Lục Ngạn, Bắc Giang sản xuất và kinh doanh vải sớm, vải thiều theo chu trình và vòng đời cluster

Vũ Thị Thu Hà: Tài sản thương hiệu nhìn từ phía khách hàng - Nghiên cứu thương hiệu làng nghề lụa Vạn Phúc

Hoàng Lệ Chi, Hồ Tiến Dũng: Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến lòng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng Eximbank TP. Hồ Chí Minh

Phạm Xuân Trường, Từ Thúy Anh, Nguyễn Thị Thủy: Tiêu chí về hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Vũ Thúy Hà: Phương pháp tiếp cận kiểm toán theo đánh giá rủi ro trong quy trình kiểm toán nội bộ đối với ngành khai thác khoáng sản

Phạm Đình Tuân: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh

Đào Trường Thành: Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của các DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc

IN THIS ISSUE

Nguyen Van Tuan: Evaluate the impact of foreign direct investment on the total factor productivity of Vietnam textile and garment industry

Nguyen Thi Thu Thuy, Dinh Thi Minh Phuong, Kieu Doan Ha: How can students in Accounting - Auditing major at University of Transport and Technology land the jobs suitable to the major of training

Diep My Tu: Factors affecting the sources of health insurance premium collection at Social Insurance in Tra Vinh province

Nguyen Thi Cam Phuong, Son Ngoc Toan: Factors affecting Tra Vinh University students’ selection decision on mobile network operators

Nguyen Dung Tuan: Human capital of Vietnamese small and medium enterprises

Ha Van Dung: The impact of knowledge sharing on working performance of Tien Giang’s government officials

Huynh Xuan Hiep, Mai Van Qui: Complete the internal control of credit activities at commercial banks in Binh Duong province

Ta Duy Khanh: Factors affecting the accounting work of SMEs in the field of construction design consultancy in Ho Chi Minh City

Nguyen Phuong Lan: Method of derivative securities valuation according to VN30 index in Vietnam market

Le Minh Son, Bui Kieu Anh: Some factors affecting economic growth in the Mekong Delta provinces

Nguyen Thi Gam, Dao Thi Huong: The role of Tay women in Viet Bac’s mountainous areas in households’ decisions

Dang Trung Kien: Community-based tourism development in the Northwest sub-region

Mach Tran Huy, Nguyen Van Tan: Factors affecting capacity improvement of private universities in Ho Chi Minh City

Ta Nhat Linh, Vu Thi Thanh Huyen, Phan Thu Trang: Access to rural credit in Vietnam

Vu Thi Nhu Quynh: Management efficiency in purchasing materials of garment enterprises under Vinatex

Trinh Thi Bich Phuong, Bui Van Trinh: Factors affecting the cohesion of grassroots trade union cadres at economic organizations in Can Tho city

Nguyen Van Anh, Nguyen Minh Quang: Research the satisfaction in work of employees at Vietinbank Lam Dong

Nghiem Thi Ngoc Bich: Influence the professional education level of workers to access jobs by gender

Hoang Nguyet Quyen: Improving the quality of teaching and learning audit modules at Bac Giang University of Agriculture and Forestry

Nguyen Thi Phuong Anh: Develop a model of affecting factors to impulse buying behavior

Cao Thi Thanh, Hoang Khac Lich, Nguyen Thi Vinh Ha, Nguyen The Kien, Ha Thi Thanh Thuy: Application of SEM model to assess socio-economic impacts of industrial zones and industrial clusters to people in Hanoi

Nguyen Thi Hoang Oanh, Nguyen Luong Ngan: Research the satisfaction of foreign tourists for cuisine in Ho Chi Minh City

Quach To Trinh: Research factors affecting customer satisfaction when shopping at Aeon Mall Tan Phu

Vo Thanh Hien: Factors affecting the intention to return to the destination of domestic tourists - Case study of Da Lat destination

Nguyen Van Manh, Tran Thanh Phong: Destination advantages in the attraction of foreign investment capital into tourist locations in Vietnam

Pham Minh Luan: Factors affecting the quality of student life at Ho Chi Minh City University of Food Industry

Hoang Sy Dong, Tu Quang Phuong, Tran Quang Quyet, Nguyen Thi Bich Phuong: Renovating potential centralized geographical area, advantage of lychee production and business in Luc Ngan, Bac Giang province according to the right cycle and cluster life cycle

Vu Thi Thu Ha: Customer-based brand equity: A research of silk village brand in Van Phuc

Hoang Le Chi, Ho Tien Dung: The impact of social responsibility on loyalty of customers using Ho Chi Minh City’s Eximbank services

Pham Xuan Truong, Tu Thuy Anh, Nguyen Thi Thuy: Criteria of international economic integration of the socialist-oriented market economy

Vu Thuy Ha: Auditing approach according to risk assessment in the internal audit process for the mining industry

Pham Dinh Tuan: Factors affecting the quality of student life in Ho Chi Minh City

Dao Truong Thanh: Factors affecting competitiveness of SMEs in Vinh Phuc province