Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3 (866)
|
Năm 2024, dự báo nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, để nền kinh tế duy trì được sự phục hồi và tăng trưởng, phát triển bền vững, cần phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng cũ và khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới. Nhân dịp bước sang năm mới 2024 - Xuân Giáp Thìn, phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương xung quanh những nội dung này.
Ngày 15/12/2023, Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng đã thông qua Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia, thể hiện những định hướng lớn và cơ bản của các quy hoạch ngành quốc gia, giúp “mở đường” và tạo ra các động lực tăng trưởng, không gian phát triển mới trên địa bàn Vùng. Quy hoạch Vùng có ý nghĩa quan trọng trong việc “chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng”. Đây là bản quy hoạch vùng được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch, nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển vùng đã được xác định tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của đất nước, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Thông qua bài viết “Tiềm năng, lợi thế và một số định hướng lớn phát triển vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, nhóm tác giả Trần Hồng Quang, Nguyễn Việt Dũng sẽ làm rõ hơn những nội dung trên.
Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay và trong tiến trình đó, việc nâng cấp quan hệ chính trị luôn tạo nền tảng và động lực quan trọng cho hợp tác kinh tế song phương. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 12/2023 đã xác lập dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước, mở ra cơ hội và triển vọng hợp tác mới từ năm 2024 này, trên các lĩnh vực như: kết nối chính sách, kết nối giao thông, hợp tác đầu tư và thương mại, hợp tác tiểu vùng... Thông qua bài viết “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc: Bối cảnh mới và những dư địa cần khai thác”, tác giả Nguyễn Quốc Trường đánh giá những dấu mốc lớn về kinh tế, cơ hội thách thức, cũng như những triển vọng mà 2 nước có thể khai thác trong những năm tới.
Bốn năm qua, mặc dù tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xung đột quân sự Nga - Ukraina chưa có hồi kết, thậm chí ngày càng gia tăng, song kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển khả quan. Bài viết “Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và dự báo năm 2024”, nhóm tác giả Ngô Thế Chi, Ngô Văn Lượng phân tích tình hình phát triển kinh tế trong 4 năm 2020-2023 và dự báo cho năm 2024.
Năm 2023, tình hình kinh tế, thương mại và đầu tư thế giới tiếp tục chịu tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina và cuộc chiến tranh Israel - Hamas, giá cả thị trường biến động gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn đạt trên 5%, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức cao là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội. Với những lợi thế hấp dẫn, dự báo thu hút FDI năm 2024 của Việt Nam tiếp tục xu thế tăng trưởng. Bài viết “Bức tranh FDI năm 2023 và dự báo năm 2024”, tác giả Nguyễn Mại đánh giá tình tình thu hút FDI của Việt Nam năm 2023 và đưa ra một số dự báo trong năm 2024.
Năm 2023, với sự điều hành năng động, sát sao, hiệu quả của Chính phủ lạm phát được kiểm soát ở mức 3,25% thấp hơn mục tiêu 4%-4,5% được Quốc hội thông qua. Bài viết “Năm 2023: Kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định mức sống dân cư, ổn định kinh tế vĩ mô cho phát triển”, tác giả Nguyễn Bích Lâm điểm qua xu hướng lạm phát thế giới; nguyên nhân và giải pháp thực hiện kiểm soát thành công lạm phát năm 2023 và phác họa đôi nét lạm phát năm 2024 của Việt Nam.
Nỗ lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong năm 2023, bất chấp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lường, phức tạp. Đạt được kết quả này có nhiều nguyên nhân, trong đó có đóng góp quan trọng của việc ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ trong năm 2023. Dẫu vậy, thực tiễn cho thấy, các chính sách này còn bộc lộ một số tồn tại, thách thức cần có giải pháp khắc phục và vượt qua, để có đóng góp tích cực, hiệu quả hơn cho nỗ lực tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong năm 2024, cũng như giai đoạn tới. Bài viết “Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2023”, nhóm tác giả Nguyễn Thế Ngân, Lê Thanh Nga đánh giá thực trạng chính sách tài chính tiền tên năm 2023 và đưa ra một số giải pháp để chính sách tài khóa, tiền tệ có đóng góp quan trọng cho thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự ngân sách nhà nước năm 2024.
Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX) những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, nhìn chung năng lực nội tại của các HTX còn yếu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, mức độ liên kết thấp. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là những quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 sau 10 năm thi hành đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Luật Hợp tác xã năm 2023 (Luật số 17/2023/QH15) vừa được Quốc hội ban hành với mục tiêu tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho các tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX phát triển. Bài viết “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã: Kỳ vọng từ Luật Hợp tác xã năm 2023”, tác giả Đỗ Mạnh Khởi phân tích thực trạng phát triển của các HTX trong giai đoạn 10 năm khi áp dụng Luật Hợp tác xã năm 2012, những kỳ vọng đột phá từ Luật Hợp tác xã năm 2023, đồng thời đề xuất một số giải pháp để phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả của Luật Hợp tác xã năm 2023, giúp khu vực KTTT, HTX xã không ngừng phát triển, trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
CHIẾN LƯỢC - CHÍNH SÁCH
Phương Anh: Kinh tế năm 2024: Cần phát huy hiệu quả các động lực hiện có, tạo động lực mới cho tăng trưởng nhanh và bền vững
Trần Hồng Quang, Nguyễn Việt Dũng: Tiềm năng, lợi thế và một số định hướng lớn phát triển vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Nguyễn Quốc Trường: Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc: Bối cảnh mới và những dư địa cần khai thác
Ngô Thế Chi, Ngô Văn Lượng: Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và dự báo năm 2024
Nguyễn Mại: Bức tranh FDI năm 2023 và dự báo năm 2024
Nguyễn Bích Lâm: Năm 2023: Kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định mức sống dân cư, ổn định kinh tế vĩ mô cho phát triển
Nguyễn Thế Ngân, Lê Thanh Nga: Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2023
Trần Thị Hồng Minh, Nguyễn Anh Dương, Nguyễn Hoàng Kim Ngân: Đề án Phát triển kinh tế ban đêm: Nhìn lại 3 năm thực hiện
Đỗ Mạnh Khởi: Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã: Kỳ vọng từ Luật Hợp tác xã năm 2023
Nguyễn Văn Đoàn: Nông nghiệp Việt Nam: Điểm sáng năm 2023 và giải pháp cho năm 2024
Nguyễn Thị Yến Hạnh, Trần Anh Tuấn Trần Kim Anh: Ứng dụng mô hình VAR trong phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát ở Việt Nam
Hồ Trọng Phúc, Phạm Xuân Hùng: Dự báo sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030: Áp dụng mô hình ARIMA
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Mai Hương Giang: Chuyển đổi số và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Nguyễn Thị Mai: Nguồn nhân lực cho chuyển đổi số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Đoàn Thị Yến: Mức độ sẵn sàng và khả năng thích ứng của doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số
Đỗ Phương Thảo: Sự phát triển doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Đoàn Anh Tuấn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp ởV iệt Nam
Phạm Quang Thao: Nguồn nhân lực chất lượng cao với sự phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Lương Văn Khôi, Lê Thị Minh: Các nhân tố quyết định năng suất lao động doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam giai đoạn 2011-20211
Nguyễn Thanh Sơn: Các nhân tố ảnh hưởng tới việc giải quyết mối quan hệ nhà nước - thị trường - xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện đại
Đỗ Văn Trịnh: Nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Phạm Quốc Trường: Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long theo hình thái chuyển đổi xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu
Trịnh Thị Hường, Trương Quang Minh, Nguyễn Đại Đức, Lý Thị Chinh, Nguyễn Minh Đức: Ảnh hưởng của FDI và độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 1990-2022: Kết quả từ phương pháp phân tích đa hợp
Nguyễn Thị Thương: Hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Trần Thế Tuân, Lâm Tuấn Hưng: Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ từ 2005 đến nay
Đỗ Thị Ngân: Thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU sau khi gia nhập EVFTA
Nguyễn Anh Thư: Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Đặng Thị Thu Hằng, Vũ Thị Kim Oanh: Rủi ro tập trung tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Lê Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc Lan, Lương Xuân Hoàng: Ảnh hưởng của cơ cấu tín dụng với hiệu quả hoạt động, rủi ro tín dụng và một số đề xuất với các ngân hàng thương mại
Lê Thúy Hà: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp
Đoàn Vân Hà: Tín chỉ carbon trong nông nghiệp và những cơ hội mang lại cho nông nghiệp Việt Nam
Hoàng Cửu Long: CPTPP đối với hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Vũ Thị Minh Ngọc: Liên hệ giữa chứng chỉ rừng với xuất khẩu gỗ và đồ gỗ ở Việt Nam
Lý Hoàng Phú, Phan Trung Thành: Nghiên cứu ảnh hưởng của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến sự hình thành doanh nghiệp tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc
Mai Linh, Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Trung Hải: Nhận thức của người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài nhà nước ở Hà Nội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nguyễn Ngọc Phú, Huỳnh Thị Ngọc Dung: Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững
Lê Thị Mai Hương: Vai trò của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam
Hàng Nhật Quang: Các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn công ty chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Dễ: Gamification (Trò chơi hóa): Bước đột phá trong quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam
Hà Ngọc Thắng: Ảnh hưởng của phương tiện thanh toán đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam
Nguyễn Phúc Khoa: Các nhân tố tác động đến báo cáo ESG của các công ty cổ phần tại TP. Hồ Chí Minh
Trần Thị Lý: Cơ chế đảm bảo lợi ích cho người lao động trong các khu công nghiệp ở Việt Nam
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Nguyễn Thị Thu Hà: Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư công và gợi ý chính sách cho Việt Nam
Nguyễn Thị Nguyệt, Lê Trọng Nghĩa: Kinh nghiệm phát triển kinh tế GIG ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Vũ Thị Huyền Trang: Thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam: Bài học từ Singapore
Phạm Tiến Mạnh: Kinh nghiệm nâng hạng thị trường chứng khoán tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Huỳnh Thị Yến Duy, Nguyễn Khánh Trung, Bùi Thanh Long, Lương Hoàng Phong: Nâng cao chất lượng tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp LPBank Trà Vinh
Phạm Duy Linh, Nguyễn Đăng Hưng: Phát triển du lịch tỉnh Điện Biên theo hướng liên kết vùng trong giao thông vận tải
Đỗ Công Nguyên: Phát triển du lịch thông minh trên nền tảng chuyển đổi số: Trường hợp Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
Nguyễn Đình Trường: Bảo đảm tài chính cho nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền biên giới tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An
Đặng Thành Cương: Phát triển cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp - nghiên cứu tạit ỉnh Nghệ An
Lê Thị Thanh Huyền: Chuyển đổi số trong phát triển du lịch ở TP. Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp
Nguyễn Xuân Phương: Huy động nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên trong liên kết vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Dương Thị Loan, Phùng Anh Kiên: Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Vĩnh Long
Trần Văn Tùng, Dương Thị Mai Hà Trâm: Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Văn Hải, Bùi Văn Thụy: Hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn
Lê Bửu Duy Anh: Vận dụng các lý thuyết tạo động lực của một số công ty trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
IN THIS ISSUE
STRATEGY-POLICY
Phuong Anh: Economy in 2024: The need to effectively promote existing driving forces, create new driving forces for rapid and sustainable growth
Tran Hong Quang, Nguyen Viet Dung: Potential, advantages, and some major directions for the development of the Southeast region to 2030, with a vision to 2050
Nguyen Quoc Truong: Vietnam - China economic cooperation: New context and the rooms that need to be exploited
Ngo The Chi, Ngo Van Luong: Vietnam’s economy in the period 2020-2023 and forecast for 2024
Nguyen Mai: FDI picture in 2023 and forecast for 2024
Nguyen Bich Lam: Year 2023: Inflation control, contributing to stabilizing people’s living standards, stabilizing macroeconomic situation for development
Nguyen The Ngan, Le Thanh Nga: Fiscal and monetary policies to support sustainable economic recovery and growth in 2023
Tran Thi Hong Minh, Nguyen Anh Duong, Nguyen Hoang Kim Ngan: Night-time economic development project: Looking back on 3 years of implementation
Do Manh Khoi: Developing collective economy and cooperatives: Expectations from the Law on Cooperatives in 2023
Nguyen Van Doan: Vietnam Agriculture: Bright spots in 2023 and solutions for 2024
Nguyen Thi Yen Hanh, Tran Anh Tuan Tran Kim Anh: Applying the VAR model in analyzing the relationship between exchange rates and inflation in Vietnam
Ho Trong Phuc, Pham Xuan Hung: Forecasting rice production in the Mekong Delta to 2030: Applying the ARIMA model
RESEARCH - DISCUSSION
Mai Huong Giang: Digital transformation and attracting foreign direct investment in Vietnam
Nguyen Thi Mai: Human resources for digital transformation in Vietnam: Current situation and solutions
Doan Thi Yen: The level of readiness and adaptability of businesses and employees in the context of digital transformation
Do Phuong Thao: Vietnamese business development: Current situation and solutions
Doan Anh Tuan: Improving capital mobilization performance for start-up businesses in Vietnam
Pham Quang Thao: High quality human resources for sustainable development in Vietnam in the context of international integration
Luong Van Khoi, Le Thi Minh: Factors determining labor productivity in Vietnam’s electronics industry in the period 2011-2021
Nguyen Thanh Son: Factors affecting the resolution of the state - market - society relationship in a modern market economy
Do Van Trinh: Improving the effectiveness of implementing the National Target Program for New Rural Development
Pham Quoc Truong: Solutions to improve policies to attract investment to the Mekong Delta in the form of green transformation and adaptation to climate change
Trinh Thi Huong, Truong Quang Minh, Nguyen Dai Duc, Ly Thi Chinh, Nguyen Minh Duc: The impact of FDI and trade openness on greenhouse gas emissions in Vietnam in the period 1990-2022: Results from the compositional analysis method
Nguyen Thi Thuong: Transfer pricing activities of FDI enterprises in Vietnam: Current situation and solutions
Tran The Tuan, Lam Tuan Hung: Vietnam - United States trade relations from 2005 to present
Do Thi Ngan: Promoting Vietnam’s exports to the EU after joining EVFTA
Nguyen Anh Thu: Evaluating business performance and factors affecting business performance at Vietnamese commercial banks
Dang Thi Thu Hang, Vu Thi Kim Oanh: Credit concentration risk in Vietnamese commercial banks: Current situation and solutions
Le Huy Hoang, Nguyen Ngoc Lan, Luong Xuan Hoang: Impact of credit structure on operational efficiency, credit risk and some recommendations for commercial banks
Le Thuy Ha: Developing supporting industries in Vietnam today: Some issues and proposed solutions
Doan Van Ha: Carbon credits in agriculture and the opportunities for Vietnamese agriculture
Hoang Cuu Long: CPTPP and impacts on Vietnam’s export of wood and wood products to the Japanese market
Vu Thi Minh Ngoc: Relationship between forest certification and export of wood and wooden furniture in Vietnam
Ly Hoang Phu, Phan Trung Thanh: Research on the impact of the Provincial Competitiveness Index on business formation in the Northern Midlands and Mountains region
Mai Linh, Nguyen Thi Tuyet Nga, Nguyen Trung Hai: Perceptions of employees in non-state small and medium enterprises in Hanoi on compulsory social insurance
Nguyen Ngoc Phu, Huynh Thi Ngoc Dung: Enhancing corporate social responsibility in Vietnam, contributing to sustainable development
Le Thi Mai Huong: The role of FDI enterprises in Vietnam’s economy
Hang Nhat Quang: Factors affecting the behavior of individual investors choosing securities companies on the Ho Chi Minh City stock market
Nguyen Thi De: Gamification: A breakthrough in human resource management in Vietnam
Ha Ngoc Thang: The influence of payment methods on online shopping intentions of Vietnamese consumers
Nguyen Phuc Khoa: Factors affecting ESG reporting of joint stock companies in Ho Chi Minh City
Tran Thi Ly: Mechanism to ensure benefits for employees in industrial parks in Vietnam
PRACTICE - EXPERIENCE
Nguyen Thi Thu Ha: International experience in public investment management and policy suggestions for Vietnam
Nguyen Thi Nguyet, Le Trong Nghia: Experience in developing GIG economy in some countries around the world and lessons for Vietnam
Vu Thi Huyen Trang: Promoting digital transformation for small and medium-sized enterprises in Vietnam: Lessons from Singapore
Pham Tien Manh: Experience in upgrading stock markets in some countries around the world and lessons learned for Vietnam
Huynh Thi Yen Duy, Nguyen Khanh Trung, Bui Thanh Long, Luong Hoang Phong: Improving credit quality in agricultural and rural development in the Mekong Delta: The case of LPBank Tra Vinh
Pham Duy Linh, Nguyen Dang Hung: Developing tourism in Dien Bien province towards regional linkage in transportation
Do Cong Nguyen: Developing smart tourism on the basis of digital transformation: The case of Sa Pa (Lao Cai province)
Nguyen Dinh Truong: Financial assurance for the task of managing and protecting border sovereignty at the Border Guard Command of Nghe An province
Dang Thanh Cuong: Developing agricultural value chain lending - a study in Nghe An province
Le Thi Thanh Huyen: Digital transformation in tourism development in Da Nang city: Current situation and solutions
Nguyen Xuan Phuong: Mobilizing resources for industrial development in Hung Yen province in the linkage of Northern key economic region
Duong Thi Loan, Phung Anh Kien: Solutions for sustainable tourism development in Vinh Long province
Tran Van Tung, Duong Thi Mai Ha Tram: Factors affecting the organization of accounting work at public universities under the financial autonomy mechanism in Ho Chi Minh City
Nguyen Van Hai, Bui Van Thuy: Completing inspection and supervision activities in the credit sector of the State Bank - Dong Nai Branch over the commercial banks in the area
Le Buu Duy Anh: Applying motivational theories of some companies in the world and lessons learned for Vietnamese businesses
Bình luận