Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 34 (861)

Phát triển bền vững đã trở thành một mục tiêu quan trọng của Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với phát triển bền vững (PTBV) trong chính sách và các văn kiện quan trọng. Bài viết Quan điểm của Đảng về phát triển bền vững tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, của tác giả Nguyễn Tấn Khoa tập trung phân tích quan điểm của Đảng và thực trạng PTBV của Việt Nam trong thời gian qua. Dựa trên những phân tích đó, bài viết cũng đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy PTBV tại Việt Nam trong thời gian tới.

Doanh nghiệp (DN) là một trong ba chủ thể quyết định sự phát triển kinh tế quốc gia. Đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam, lực lượng DN có vai trò cực kỳ quan trọng. DN là lực lượng quan trọng tạo ra khối lượng lớn GDP, việc làm cho người lao động, tham gia giải quyết an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển và tạo ra tăng trưởng chủ yếu cho nền kinh tế. Bài viết Hiện trạng phát triển doanh nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam”, của tác giả Lâm Thùy Dung trình bày một số vấn đề về hiện trạng phát triển DN và đóng góp của DN đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong thời gian tới.

Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ hội nhập kinh tế rất cao, khi cơ bản định hình mạng lưới gồm 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) và các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại với các trung tâm kinh tế hàng đầu. Do đó, việc gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) tại thị trường nước ngoài là hệ quả tất yếu khi xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng nhanh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thông qua bài viết Một số đề xuất nhằm ứng phó với phòng vệ thương mại tại thị trường xuất khẩu của nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, tác giả Đỗ Thị Ngân khái quát thực trạng công tác PVTM của nước ta ứng phó với thị trường xuất khẩu, từ đó, đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới, nhằm nâng cao sự chủ động trong PVTM.

Quản lý tài chính (QLTC) chi cho hoạt động quân sự quốc phòng (QSQP) ở địa phương là một nội dung quan trọng của hoạt động QSQP ở địa phương, nó góp phần xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống. Bài viết Một số giải pháp quản lý tài chính chi cho hoạt động quân sự quốc phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay”, của tác giả Phạm Minh Tiến đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý tài chính chi cho hoạt động QSQP ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Các doanh nghiệp ngành dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) có lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh rất đa dạng và phức tạp, từ thăm dò, khai thác, chế biến, điện, khí, đạm, đến thương mại, dịch vụ… đang trong quá trình chuyển đổi báo cáo tài chính (BCTC) theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang lập theo Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Quá trình chuyển đổi BCTC theo IFRS của ngành dầu khí đang đối mặt với nhiều thách thức về nhân lực, tài chính, hạ tầng công nghệ, mốc thời gian chuyển đổi, ảnh hưởng tiêu cực của việc áp dụng lần đầu tiên IFRS… Bài viết Các thách thức khi áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại các doanh nghiệp ngành dầu khí Việt Nam hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thanh Trang đánh giá những thách thức của ngành dầu khí trong quá trình chuyển BCTC theo VAS sang lập theo IFRS, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong thời gian tới.

Hà Nội những năm qua đang thực hiện mô hình tăng trưởng bao trùm hướng tới sự bền vững trong dài hạn, đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển con người. Bài viết tiếp cận từ góc độ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho người nông dân tập trung cho mục tiêu giảm nghèo bền vững ở khu vực nông thôn của Hà Nội. Bài viết Nâng cao vai trò của chính quyền Hà Nội trong phát triển sinh kế ở lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững”, của nhóm tác giả Nguyễn Công Nam, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Thu Huyền phân tích thực trạng hiệu quả các chính sách phát triển sinh kế của chính quyền TP. Hà Nội, nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển sinh kế ở lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững trong thời gian tới.

Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Tấn Khoa: Quan điểm của Đảng về phát triển bền vững tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

PHÂN TÍCH – NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

Nguyễn Thị Thúy: Tương tác giữa đòn bẩy tài chính và tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô

NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI

Lâm Thùy Dung: Hiện trạng phát triển doanh nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam

Đỗ Thị Ngân: Một số đề xuất nhằm ứng phó với phòng vệ thương mại tại thị trường xuất khẩu của nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trần Thị Minh Phương: Sử dụng hệ thống KPI trong đánh giá thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại

Phạm Minh Tiến: Một số giải pháp quản lý tài chính chi cho hoạt động quân sự quốc phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Thanh Trang: Các thách thức khi áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại các doanh nghiệp ngành dầu khí Việt Nam hiện nay

Đinh Văn Toàn, Hoàng Thị Cẩm Thương: Vai trò của hội đồng trường trong các trường đại học công lập ở Việt Nam

Nguyễn Công Nam, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Thu Huyền: Nâng cao vai trò của chính quyền Hà Nội trong phát triển sinh kế ở lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững

Tạ Hữu Dực: Hoạt động sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng của người dân ở các xã biên giới huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Vòng Thình Nam, Trần Lê Duy: Phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Tây Ninh

Tạ Quốc Thịnh: Giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trần Hoàng Sơn: Công tác thu hút, trọng dụng nhân tài tại Vĩnh Phúc

Lê Quang Hưng: Thực trạng chi ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ và những vấn đề đặt ra

Thái Thị Hồng Minh: Mối quan hệ trong cải thiện PCI, PAR INDEX, PAPI, SIPAS với đạo đức công vụ tại tỉnh Quảng Trị

NHÌN RA THẾ GIỚI

Trần Thị Thu Huyền: Kinh nghiệm quốc tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Đặng Tiến Đạt: Kinh nghiệm quốc tế trong đăng ký kinh doanh đối với cá nhân kinh doanh

Mai Trần Hải Đăng: Kinh nghiệm quốc tế về phát huy vai trò của Nhà nước trong tiêu thụ mặt hàng trái cây cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

KINH TẾ NGÀNH – LÃNH THỔ

Nguyễn Tiến Dũng: Một số vấn đề về quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông ở Hà Nội

Đỗ Thị Kim Dung: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics của TP. Hải Phòng

Hồ Ngọc Ninh, Trịnh Hoàng Minh, Lê Thị Tú: Tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Văn Nên: Một số hàm ý chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Bến Tre

Nguyễn Anh Quyền: Nam Định đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Tân Văn: Điển hình xây dựng nông thôn mới thông minh và kiến nghị giải pháp triển khai trên diện rộng

Thy Nhung: Trà Vinh quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Tan Khoa: The Party’s conception on sustainable development in Vietnam: Current situation and solutions

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Thuy: Interaction between financial leverage and credit growth of microfinance institutions

RESEARCH - DISCUSSION

Lam Thuy Dung: Current status of enterprise development and the contribution of enterprises to economic development in Vietnam

Do Thi Ngan: Some proposals to respond to trade remedies in our country’s export markets in the context of international integration

Tran Thi Minh Phuong: Using the KPI system in evaluating work performance at commercial banks

Pham Minh Tien: Some financial expenditure management solutions for local military and defense activities in the current period

Nguyen Thanh Trang: Challenges in applying International Financial Reporting Standards in Vietnamese oil and gas enterprises today

Dinh Van Toan, Hoang Thi Cam Thuong: The role of school councils in public universities in Vietnam

Nguyen Cong Nam, Nguyen Thi Nguyet, Nguyen Thi Thu Huyen: Enhancing the role of Hanoi government in developing livelihoods in the agricultural sector in a sustainable way

Ta Huu Duc: Livelihood activities associated with forest protection and development of people in border communes of Muong Khuong district, Lao Cai province

Vong Thinh Nam, Tran Le Duy: Developing wood processing industry in Tay Ninh province

Ta Quoc Thinh: Solutions for developing industrial parks in Phu Tho province

Tran Hoang Son: Attraction and utilization of talents in Vinh Phuc province

Le Quang Hung: Current status of state budget spending in Phu Tho province and raised issues

Thai Thi Hong Minh: Relationship between improving PCI, PAR INDEX, PAPI, SIPAS and public service ethics in Quang Tri province

WORLD OUTLOOK

Tran Thi Thu Huyen: International experience in organic agricultural production towards a circular economy to achieve the goal of sustainable development

Dang Tien Dat: International experience in business registration for business individuals

Mai Tran Hai Dang: International experience in promoting the role of the State in fruit consumption for the Mekong Delta region

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Tien Dung: Some issues about planning traffic infrastructure in Hanoi

Do Thi Kim Dung: Improving the quality of human resources in Haiphong city’s logistics industry

Ho Ngoc Ninh, Trinh Hoang Minh, Le Thi Tu: Strengthening state management of agricultural land in Vinh Loc district, Thanh Hoa province

Nguyen Hoang Anh, Nguyen Van Nen: Some policy implications for developing the private economic sector in Ben Tre province

Nguyen Anh Quyen: Nam Dinh promotes the construction of advanced, model new-style rural areas

Tan Van: Typical case in building new-style smart rural area and proposed solutions for widespread implementation

Thy Nhung: Tra Vinh is determined to complete the goal of building new-style rural areas