Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 32 (859)

Chênh lệch vùng là hiện tượng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đang cho thấy một thực tế là chênh lệch phát triển và thu nhập giữa các vùng chậm được thu hẹp. Bài viết Một số vấn đề về chênh lệch vùng và chính sách giảm chênh lệch phát triển vùng tại Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Việt Dũng nghiên cứu tổng quát về khái niệm, nguyên nhân, các mô hình chính sách giảm thiểu chênh lệch vùng, đánh giá chính sách giảm chênh lệch vùng của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các chính này trong thời gian tới.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, lực lượng lao động dồi dào, lao động trẻ tham gia vào thị trường lao động ngày càng đông đảo vừa là lợi thế, nhưng đồng thời cũng là thách thức trong vấn đề việc làm. Thị trường lao động lúc nào cũng sôi động, nhưng việc làm, thì thiếu ổn định, bền vững. Bài viết Chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với thúc đẩy việc làm bền vững tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, của tác giả Bùi Thị Thanh Hoa đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với thúc đẩy việc làm bền vững tại Việt Nam hiện nay và đưa ra một số dự báo lao động, việc làm giai đoạn 2025-2030, từ đó đề xuất một số giải pháp thời gian tới.

Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã khẳng định, giải pháp tài chính là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương. Bài viết Vai trò của chính sách tài chính trong việc thực hiện cải cách tiền lương”, của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nguyên đánh giá vai trò của chính sách tài chính trong việc thực hiện cải cách tiền lương, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết trong thời gian tới.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng trở nên phổ biến bởi những lợi ích kinh tế mà nó mang lại, nhất là trong bối cảnh hạn chế của hợp tác toàn cầu. Một trong các công cụ pháp lý hợp pháp bảo vệ sự công bằng trong mục tiêu của thương mại tự do chính là các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt với việc đàm phán và ký kết các FTA với nhiều đối tác thương mại lớn. Bài viết Phòng vệ thương mại trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam”, của nhóm tác giả Phạm Thị Khánh Quỳnh, Nguyễn Hải Biên, Phạm Thị Hương tiến hành tìm hiểu nội dung các biện pháp PVTM, cũng như đánh giá sự tác động của chúng đến Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ tài chính (Fintech) đòi hỏi phải thiết lập cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với rủi ro có thể gây ra cho hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế nói chung. Bài viết Xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động Fintech ở Việt Nam”, của tác giả Lê Thanh Huyền phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến quá trình xây dựng sandbox cho hoạt động Fintech, làm rõ thực trạng hành lang pháp lý đối với hoạt động Fintech ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất nhằm thiết lập cơ chế này cho hoạt động Fintech ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trước sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều quốc gia đã nắm bắt thời cơ, chú trọng phát triển nền kinh tế gắn với AI, tận dụng tối đa những lợi ích mà AI mang lại để phát triển kinh tế - xã hội. Tại Việt Nam, với vai trò và vị thế là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) là địa phương phù hợp nhất để theo hướng phát triển kinh tế từ ứng dụng AI. Bài viết tiếp “Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở TP. Hồ Chí Minh”, của tác giả Phạm Hồng Sơn cận từ góc độ phân tích lý thuyết về phát triển kinh tế từ ứng dụng AI, để xem xét những vấn đề đặt ra khi ứng dụng AI cho phát triển kinh tế ở TP. HCM, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện cho Thành phố trong thời gian tới.

Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đỗ Thu Hà: Định hướng sử dụng mã số doanh nghiệp thống nhất trong ASEAN: Thuận lợi và khó khăn

Hứa Thị Quỳnh Hoa, Đỗ Hải Long: Quy định pháp lý và phương pháp xác định doanh nghiệp do nữ làm chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Phương Anh: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Kết quả sau 3 năm thực hiện

Lê Vân: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp sáng tạo, vươn lên làm giàu của thanh niên nông thôn

PHÂN TÍCH – NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

Nguyễn Việt Dũng: Một số vấn đề về chênh lệch vùng và chính sách giảm chênh lệch phát triển vùng tại Việt Nam

Bùi Thị Thanh Hoa: Chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với thúc đẩy việc làm bền vững tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Hồng Nguyên: Vai trò của chính sách tài chính trong việc thực hiện cải cách tiền lương

Nguyễn Thị Thu: Về chính sách phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay

Tạ Thị Đoàn: Tiếp tục hoàn thiện thể chế thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam

Nguyễn Mạnh Hổ, Bùi Tiến Phúc: Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị giải pháp

Tạ Thị Kim Dung, Đỗ Cẩm Hiền, Tạ Quốc Thịnh, Lê Quang Hưng: Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và hàm ý chính sách

Phạm Thị Khánh Quỳnh, Nguyễn Hải Biên, Phạm Thị Hương: Phòng vệ thương mại trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Đông: Giải pháp đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ ở Việt Nam

Nguyễn Trần Yên Hạ: Đánh giá thực trạng phát triển ngành nông nghiệp của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2010-2021

Lê Thanh Huyền: Xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động Fintech ở Việt Nam

Phạm Hồng Sơn: Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thanh Dần, Nguyễn Trung Thư: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo tại Công ty Lưới điện cao thế TP. Hà Nội - Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội

Bùi Khánh Linh: Trách nhiệm xã hội của trường đại học - Nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Thương mại

Bùi Gia Huân: Hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Vũ Thị Hạnh: Nghiên cứu thực trạng hoạt động thực tập của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn TP. Hà Nội

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Thị Việt Lê: Phương pháp tiếp cận kế toán tài sản mã hóa: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Lý Hoàng Phú: Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong du lịch ẩm thực tại Nhật Bản và một số kiến nghị cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH – LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Vân: Vấn đề cơ sở hạ tầng trong phát triển kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Mai Hường, Nguyễn Thị Tiếng: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Nghệ An: Thực trạng và giải pháp

Tân Văn: Xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An: Những mô hình thành công và khuyến nghị giải pháp

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Do Thu Ha: Orientation for using Unique Business Identification Numbers in ASEAN: Advantages and disadvantages

Hua Thi Quynh Hoa, Do Hai Long: Legal regulations and methods for identifying women-owned businesses in the national database on business registration

Phuong Anh: National Target Program to build new-style rural areas for the period 2021-2025: Results after 3 years of implementation

Le Van: Spreading the desire to creative start-up and making fortune among rural youth

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Viet Dung: A number of problems on regional disparities and policies to reduce regional development disparities in Vietnam

Bui Thi Thanh Hoa: Labor restructuring associated with promoting decent work in Vietnam: Current situation and solutions

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Thi Hong Nguyen: The role of financial policy in implementing wage reform

Nguyen Thi Thu: Economic development policies for ethnic minorities today

Ta Thi Doan: Continue to improve the mechanism to promote startups and develop agricultural enterprises in Vietnam

Nguyen Manh Ho, Bui Tien Phuc: Vietnam’s supporting industry: Current status and recommended solutions

Ta Thi Kim Dung, Do Cam Hien, Ta Quoc Thinh, Le Quang Hung: Business performance of Vietnamese commercial banks and policy implications

Pham Thi Khanh Quynh, Nguyen Hai Bien, Pham Thi Huong: Trade remedies in Vietnam’s new generation FTAs

Nguyen Thi Thu Dong: Solutions to promote the development of eco-industrial parks, industrial - urban - service parks in Vietnam

Nguyen Tran Yen Ha: Assessing the current state of agricultural development in the Southern key economic region in the period 2010-2021

Le Thanh Huyen: Building a controlled testing mechanism for Fintech activities in Vietnam

Pham Hong Son: Issues raised in economic development from the application of artificial intelligence in Ho Chi Minh City

Nguyen Thi Thanh Dan, Nguyen Trung Thu: Solution to perfect training activities at Hanoi High Voltage Power Grid Company - Hanoi Power Corporation

Bui Khanh Linh: Social responsibility of universities - Case study at Thuongmai University

Bui Gia Huan: Supporting and creating jobs for the disabilities in Vietnam: Current situation and solutions

Vu Thi Hanh: Research on the current status of internship activities for students majoring in economics in Hanoi city

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thi Viet Le: Crypto asset accounting approach: International experience and some recommendations

Ly Hoang Phu: Applying circular economy in food tourism in Japan and some recommendations for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Van: Infrastructure issues in economic development in Ho Chi Minh City

Nguyen Mai Huong, Nguyen Thi Tieng: Attracting foreign direct investment capital in Nghe An province: Current situation and solutions

Tan Van: Building new-style rural areas in Nghe An: Successful models and recommended solutions