Với lợi thế là quốc gia có bờ biển dài, kinh tế hàng hải đóng vai trò quan trọng thúc đẩy năng lực hội nhập quốc tế của Việt Nam. Kinh tế hàng hải được xác định trên các lĩnh vực chủ chốt: công nghiệp đóng tàu; vận tải biển; cảng biển; và dịch vụ cảng biển. Trong đó, cảng biển có tầm ảnh hưởng rất lớn, là cầu nối giữa các vùng kinh tế và hơn nữa có vai trò trong việc hình thành các đô thị cảng, trung tâm dịch vụ hậu cần logistics mang tính quốc tế. Thông qua bài viết, “Quản lý nhà nước đối với kinh tế hàng hải Việt Nam: Nhìn từ hiệu quả tổ chức quản lý cảng biển” nhóm tác giả Phạm Quang Giáp, Trần Hoàng Hải đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế hàng hải ở Việt Nam dưới góc nhìn hiệu quả tổ chức quản lý cảng biển.

2020 là năm cuối cùng của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020, cũng là năm cuối cùng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Đây còn là năm gốc so sánh của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030 và xa hơn là khát vọng năm 2045. Như vậy, đây là năm có ý nghĩa về nhiều mặt, với những khát vọng lớn và yêu cầu hiện thực hóa các khát vọng này. Thông qua bài viết, “Kinh tế - Khát vọng lớn và các vấn đề hiện thực hóa”, tác giả Trần Đào đánh giá tình hình thực hiên các mục tiêu năm 2019 trong việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, trên cơ sở đó đưa ra một số yếu tố chính nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Covid-19) xuất phát từ Trung Quốc đang diễn biến nghiêm trọng, phức tạp và chưa dự báo được đỉnh dịch, thời điểm kết thúc, quy mô, cũng như phạm vi tác động. Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại lớn và giao lưu nhiều mặt với Trung Quốc, độ mở của nền kinh tế lớn, nên dịch Covid-19 ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong thương mại song phương giữa 2 nước. Để hiểu rõ hơn những tác động của dịch bệnh này đến thương mại 2 quốc gia, mời bạn đọc đón đọc bài viết, “Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc bị tác động thế nào bởi Covid-19?” của tác giả Lê Thị Tuyết Nga.

Tính đến tháng 02/2020, Việt Nam đã tham gia 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, 01 FTA đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực và đang đàm phán 03 FTA khác. Việc tích cực tham gia đàm phán và ký kết các FTA đã, đang và sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội phát triển kinh tế, thương mại rất to lớn. Tuy nhiên, làm thế nào để nắm bắt được cơ hội đó, cũng như tối đa hóa được những lợi ích mà các FTA mang lại là vấn đề được bài viết quan tâm. Để hiểu rõ hơn các nội dung này, mới bạn đọc đón đọc bài viết “Làm gì để vận dụng hiệu quả ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do?” của tác giả Vũ Kim Dung.

Ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là bước tiến mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đa phương hóa các quan hệ kinh tế, thương mại, tránh được những rủi ro do phụ thuộc vào một vài thị trường lớn. Việc CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 được kỳ vọng mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho nhiều ngành hàng, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vậy sau 1 năm triển khai CPTPP, hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam sang các thị trường thuộc CPTPP như thế nào? Bài viết “Xuất - nhập khẩu Việt Nam: Nhìn lại một năm triển khai CPTPP” của tác giả Phạm Minh Hồng sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Cũng liên quan đến các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa chính thức được Nghị viện châu Âu thông qua vào ngày 12/02/2020 và dự kiến có hiệu lực vào tháng 07/2020. Sự kiện này tạo điều kiện thương mại thuận lợi hơn cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Thông qua bài viết “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU - Tận dụng cơ hội từ EVFTA”, tác giả Ma Thị Hằng nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU thời gian qua, đồng thời phân tích những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu hàng nông sản khi EVFTA có hiệu lực. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để khai thác tối đa các lợi thế của EVFTA nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong năm 2019 sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Phạm Quang Giáp, Trần Hoàng Hải: Quản lý nhà nước đối với kinh tế hàng hải Việt Nam: Nhìn từ hiệu quả tổ chức quản lý cảng biển

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Trần Đào: Kinh tế - Khát vọng lớn và các vấn đề hiện thực hóa

Lê Thị Tuyết Nga: Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc bị tác động thế nào bởi Covid-19

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Vũ Kim Dung: Làm gì để vận dụng hiệu quả ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do?

Phạm Minh Hồng: Xuất - nhập khẩu Việt Nam: Nhìn lại một năm triển khai CPTPP

Ma Thị Hằng: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU - Tận dụng cơ hội từ EVFTA

Phạm Tiến Dũng: Nâng cao hiệu quả bảo hộ tên thương mại

Nguyễn Xuân Minh: Vấn đề tiếp cận hòa giải thương mại và trọng tài thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế

Nguyễn Quang Tâm: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới

Nguyễn Thị Thu Hoàn: Về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Diễn biến và những vấn đề cần lưu tâm

Lương Thị Hồng Ngân, Cao Hồng Loan: Về thủ tục kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

Hoàng Thị Tâm: Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những tác động đến kế toán quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phan Anh: Cổ phần hoá DNNN: Thực trạng và giải pháp

NHÌN RA THẾ GiỚI

Trần Thị Minh Trâm: Kinh nghiệm về hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của một số nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

Hoàng Văn Hảo: Thành lập và phát triển doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Trần Quốc Đạt: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Tiến Dũng: Tăng cường liên kết vùng tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Bùi Thị Ánh Tuyết: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tỉnh Sơn La

Nguyễn Thị Kim Nguyên: Khai thác các lợi thế để phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương

Nguyễn Hoàng Trung: Phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp

Lê Thị Thế Bửu: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định

Lê Thị Thanh Huyền: Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Phú Yên

Nguyễn Huyền Khanh, Phước Minh Hiệp: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Trà Vinh

Nguyễn Thị Minh Phượng, Trần Xuân Quang: Đẩy mạnh phát triển hàng hóa phục vụ du lịch tại Quảng Bình

Đinh Văn Thắng, Đỗ Thị Nhài, Mai Tiến Huy, Mai Thanh Hương: Giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk

Phạm Thị Diệu Linh: Phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa ứng phó với biến đổi khí hậu

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Pham Quang Giap, Tran Hoang Hai: State management of maritime economy in Vietnam: Seen from the effectiveness of organizational management of seaports

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tran Dao: Economy - High aspiration and issues to realize

Le Thi Tuyet Nga: How is the trade turnover between Vietnam and China affected by Covid-19?

RESEARCH - DISCUSSION

Vu Kim Dung: What should be done to effectively take advantage of incentives from free trade agreements?

Pham Minh Hong: Import - export of Vietnam: Looking back on a year of CPTPP implementation

Ma Thi Hang: Promote export of Vietnam’s agricultural products to the EU market - Take advantage of EVFTA’s opportunities

Pham Tien Dung: Improve the effectiveness of protection of trade name

Nguyen Xuan Minh: The approach of trade mediation and commercial arbitration in international economic integration

Nguyen Quang Tam: To expand e-banking services in Vietnam in the coming time

Nguyen Thi Thu Hoan: The US-China trade war: Timeline and issues to be concerned about

Luong Thi Hong Ngan, Cao Hong Loan: Procedures for auditing accounting estimates in audits of financial statements

Hoang Thi Tam: The Fourth Industrial Revolution and its impact on accounting management in small and medium-sized enterprises

Phan Anh: Equitisation of SOEs: Current situation and solutions

WORLD OUTLOOK

Tran Thi Minh Tram: Experience in supporting startups and innovations of some countries over the world and suggestions for Vietnam

Hoang Van Hao: Establishing and developing businesses in higher education institutions: Experience of Korea and policy implications for Vietnam

Tran Quoc Dat: Training high-quality human resources in Singapore-based universities and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Tien Dung: Strengthen regional linkage in the Northern midland and mountainous region

Bui Thi Anh Tuyet: Policy on developing high-qualified human resources in health sector in Son La province

Nguyen Thi Kim Nguyen: Harness the advantages to develop Hai Duong province’s economy

Nguyen Hoang Trung: To boost the economy of Dong Thap province

Le Thi The Buu: Schemes to improve Binh Dinh province’s human resources in tourism

Le Thi Thanh Huyen: Solution to environmental protection and development of aquatic resources in Phu Yen province

Nguyen Huyen Khanh, Phuoc Minh Hiep: To perfect human resource training at the Department of Transport of Tra Vinh province

Nguyen Thi Minh Phuong, Tran Xuan Quang: Promote the production of commodity for tourism in Quang Binh

Dinh Van Thang, Do Thi Nhai, Mai Tien Huy, Mai Thanh Huong: Vocational training solutions for rural workers in Dak Lak province

Pham Thi Dieu Linh: Agricultural development in Thanh Hoa province in response to climate change