Từ năm 2007 đến nay, nhiều đạo luật mới có liên quan đến quản lý và phát triển cấp, thoát nước đã được ban hành với những đổi mới cơ bản; nhiều định hướng, chiến lược, chương trình, quy hoạch... đã được phê duyệt. Mặc dù vậy, ngành nước vẫn còn nhiều khó khăn về mặt chính sách, như: nhiều quy định về ưu đãi hỗ trợ chưa được thực hiện; các quy định về cổ phần hóa và quản lý các doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn thiếu hoặc chưa hợp lý; thiếu cơ sở pháp lý trong việc cung cấp công bố thông tin về ngành nước… Bài viết, “Chính sách đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị từ vốn nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Đào Chí Thành Nhân sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chính phủ đặt ra yêu cầu cấp bách phải hoàn thành “mục tiêu kép” là cùng với quyết liệt phòng chống, khống chế không để dịch bệnh lây lan, cần tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Một trong những giải pháp quan trọng, được coi như “chìa khóa” cho tăng trưởng hiện nay, đó là phải quyết liệt hơn nữa trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Thông qua bài viết, “Những giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới” tác giả Nguyễn Văn Tuấn đánh gia thực trạng đầu tư công hiện nay, đồng thời kiến nghị một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công trong thời gian tới.

Để hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, từ năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chọn ngày 16/6 hằng năm là “Ngày không tiền mặt”. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc thanh toán không dùng tiền mặt khi đất nước ngày càng phát triển và nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Thông qua bài viết “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh dịch Covid-19”, tác giả Nguyễn Thị Kiều Trang đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hình thức thanh toán này.

Chiến lược Phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011- 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đến nay, chúng ta đã đi hết hơn nửa năm 2020, có thể khẳng định rằng, mục tiêu đặt ra không đạt. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này và làm thế nào để phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ? Bài viết “Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lương Thanh Hà sẽ phần nào giải đáp câu hỏi đó.

Mặc dù Việt Nam là quốc gia có nhiều sản phẩm nông sản tiêu biểu, nhưng trong nhiều năm qua, nông sản của nước ta luôn rơi vào tình trạng “được mùa, mất giá”, do thị trường tiêu thụ luôn là một rào cản lớn với nông sản Việt Nam. Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng để tiêu thụ nông sản chính là hình thành và thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thông qua bài viết “Một số giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua chuỗi liên kết”, tác giả Nguyễn Thị Lan Anh đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua chuỗi liên kết.

Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn phổ biến ở nhiều cấp độ và ngày càng phức tạp. Trong khi đó, cơ chế, biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa đủ mạnh, bao quát, kịp thời để làm chỗ dựa tin cậy cho người tiêu dùng. Thông qua bài viết “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam”, tác giả Phạm Tiến Dũng sẽ làm rõ thực trạng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam nhìn từ kết quả đạt được năm 2019, qua đó gợi ý những giải pháp phù hợp.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đào Chí Thành Nhân: Chính sách đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị từ vốn nhà nước ở Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Văn Tuấn: Những giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Kiều Trang: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh dịch Covid-19

Lương Thanh Hà: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Lan Anh: Một số giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua chuỗi liên kết

Phạm Tiến Dũng: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam

Phạm Quang Thao: Quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Hữu Khánh: Phát triển dịch vụ phi tín dụng ở hệ thống ngân hàng thương mại: Nội dung và tiêu chí đánh giá

Chim Thị Tiền: Thúc đẩy quá trình sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện nay

Vũ Thị Phương Thụy: Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Hữu Trinh: Kết quả nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2005-2018

Nguyễn Mai Thúy: Nâng cao vai trò giám sát của HĐND cấp tỉnh hiện nay

Vũ Thị Ngọc Bích: Giảng dạy trực tuyến kỹ năng tuyển dụng cho sinh viên trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

Vũ Thị Kim Oanh: Đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường ở tỉnh Phú Thọ

NHÌN RA THẾ GiỚI

Nguyễn Thị Hải Yến: Kinh nghiệm phát triển ngành bưu chính của Australia, Canada và gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Thy Nhung: Vĩnh Phúc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chủ động đón dòng vốn đầu tư nước ngoài

Đỗ Văn Tính: Phát triển kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng gắn với quá trình đô thị hóa

Nguyễn Thúc Hương Giang, Phạm Thu Hiền, Nguyễn Thị Khánh Huyền: Giải pháp phát triển ví điện tử với đối tượng sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Đặng Hoàng Hưng: Phát triển du lịch biển, đảo ở Quảng Ninh: Thực trạng và một số đề xuất

Lương Đức Danh: Phát triển du lịch thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp

Võ Hữu Phước: Thực trạng đầu tư công tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020 và một số đề xuất giai đoạn 2021-2025

Nguyễn Quang Đại, Hàng Thị Nga: Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu

Nguyễn Thị Quỳnh Trang: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trần Lê Duy, Dương Thu Phương: Nâng cao thu nhập cho các hộ dân tộc Mông trên địa bàn xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Bùi Văn Trịnh, Phạm Văn Tuấn: Nâng cao kết quả công việc của cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

Nguyễn Phương Bình: Chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Cà Mau

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Dao Chi Thanh Nhan: Policies on investment in construction of urban water supply and drainage system from state budget in Vietnam

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Van Tuan: Solutions for promoting disbursement of public investment budget in the coming time

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Thi Kieu Trang: To foster non-cash payments in the context of Covid-19 pandemic

Luong Thanh Ha: Development of science and technology enterprises in Vietnam: Current situation and solutions

Nguyen Thi Lan Anh: Schemes to boost the consumption of agricultural products through the chain

Pham Tien Dung: Solutions to strengthen the protection of consumers’ interests in Vietnam

Pham Quang Thao: Social development management in Vietnam: Current situation and solutions

Nguyen Huu Khanh: Development of non-credit services in commercial banks: Content and evaluation criterias

Chim Thi Tien: Promote the application of e-invoice in small and medium-sized enterprises in Vietnam today

Vu Thi Phuong Thuy: Improve the quality of accounting and auditing training in the context of the Fourth Industrial Revolution

Nguyen Huu Trinh: Research results on private economic development in the Southeast region over the period 2005-2018

Nguyen Mai Thuy: Enhance the supervisory role of the current provincial People’s Council

Vu Thi Ngoc Bich: Online teaching of recruitment skills for students in the context of Covid-19 pandemic at Thu Dau Mot University

Vu Thi Kim Oanh: Promote tourism development associated with environmental protection in Phu Tho province

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thi Hai Yen: Experiences of Australia and Canada in developing postal sector and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Thy Nhung: Vinh Phuc promotes administrative procedure reform, proactively attract foreign investment

Do Van Tinh: Socio-economic development associated with urbanization process in Da Nang city

Nguyen Thuc Huong Giang, Pham Thu Hien, Nguyen Thi Khanh Huyen: Solutions for boosting Hanoi-based students’ use of e-wallets

Dang Hoang Hung: Developing sea and island tourism in Quang Ninh: Current situation and some proposals

Luong Duc Danh: Tourism development in Nghi Son town, Thanh Hoa: Current situation and solutions

Vo Huu Phuoc: Current status of public investment in Ninh Thuan province in the period 2016-2020 and some proposals for the period 2021-2025

Nguyen Quang Dai, Hang Thi Nga: Completing vocational training for rural workers in Hoa Binh district, Bac Lieu province

Nguyen Thi Quynh Trang: Current situation and solutions for strengthening quality of human resources in health sector in Ho Chi Minh City in the context of international integration

Tran Le Duy, Duong Thu Phuong: Improve the income of H’mong households in Vang Dan commune, Nam Po district, Dien Bien province

Bui Van Trinh, Pham Van Tuan: Enhance work results of cadres and civil servants at communal level in Mang Thit district, Vinh Long province

Nguyen Phuong Binh: Value chain of white shrimp in Ca Mau province