Trong thời gian qua, với nhiều lý do, các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước luôn đi cùng với sự lãng phí, tốn kém, thiếu hiệu quả. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư giảm sút nhiều như hiện nay, bài toán làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã được đặt ra nhiều năm, nhưng vẫn chưa có lời giải! Tác giả Nguyễn Minh Tuấn sẽ có thêm một số đóng góp giải pháp trong vấn đề này qua bài "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN".

Để hỗ trợ cũng như khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã lần lượt ban hành các chính sách tín dụng cho lĩnh vực quan trọng này. Tuy nhiên, dù đã qua vài lần thay đổi, nhưng chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn dường như vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa tạo sức hấp dẫn để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Vì thế, yêu cầu phải hoàn thiện từ bản thân các chính sách đến cách thức thực thi trong thực tế cuộc sống vẫn đang được đặt ra. Qua bài "Hoàn thiện chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn" của tác giả Đỗ Thị Hà Thương sẽ phân tích sâu hơn vấn đề này.

Ngày 01/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt trong tiến trình cải cách và hội nhập của Việt Nam được khởi đầu từ năm 1986. Sự kiện quan trọng này đã tạo động lực phát triển to lớn đối với nước ta, đồng thời cũng đặt Việt Nam trước nhiều thử thách lớn. Tác giả Lê Quốc Phương với bài "Kinh tế Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO Lê Quốc Phương" sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về những thành công cũng như chưa thành công trong bước ngoặt của hội nhập thế giới.

Qua 30 năm đổi mới, năng lực cạnh tranh của Việt Nam, mặc dù có được cải thiện, nhưng so với thế giới và khu vực ASEAN, thì vẫn ở mức thấp. Bài viết "Năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập: Thực trạng và giải pháp" của tác giả Mạc Chí Công sẽ phân tích cụ thể những điểm yếu của Việt Nam. Trước thực tiễn đó, Việt Nam cần có nhiều giải pháp mạnh mẽ và bứt phá mới mong tìm được chỗ đứng cao hơn trong xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia, từ đó nền kinh tế mới có thêm nhiều cơ hội để phát triển một cách bền vững, chất lượng.

Trong giai đoạn 2011-2015, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là một trong ba trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế. Theo đó, công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã đạt được một số kết quả tích cực với hơn 500 doanh nghiệp được sắp xếp, cổ phần hóa. Tuy nhiên, trên thực tế kết quả cho thấy công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đi vào thực chất. Bài viết "Để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đi vào thực chất hơn" của nhóm tác giả Võ Tá Tri và Nguyễn Thị Minh Hằng sẽ cho thấy vấn đề là ở đâu và cần tiếp tục phải làm gì?

Tạp chí số này còn nhiều bài viết về tái cơ cấu, bên cạnh đó là một số bài về lĩnh vực đào tạo nhân lực, phát triển khoa học, du lịch... sẽ cho bạn đọc thêm những thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Minh Tuấn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN

Đỗ Thị Hà Thương: Hoàn thiện chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Lê Quốc Phương: Kinh tế Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO

Nguyễn Tấn Vinh: Một số vấn đề sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế

Nguyễn Văn Điền: Về xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng trong bối cảnh hiện nay

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Mạc Chí Công: Năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập: Thực trạng và giải pháp

Võ Tá Tri, Nguyễn Thị Minh Hằng: Để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đi vào thực chất hơn

Lê Anh Duy: Nâng cao hiệu quả cổ phần hóa DNNN

Trần Huy Khôi, Lê Thị Xoan: Bàn về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường

Nguyễn Văn Trúc: Nhu cầu đào tạo về khởi sự doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam

Phạm Thanh Tuấn, Lương Tuấn Phương: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2017-2021

Giao Thị Hoàng Yến, Giao Thị Khánh Ngọc: Giáo dục định hướng nghề nghiệp: Nhìn từ thực tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Lê Đình Chiều: Bàn thêm về lựa chọn mô hình phát triển bền vững ngành công nghiệp mỏ Việt Nam

Đào Thanh Hương: Làm gì để tăng cường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

NHÌN RA THẾ GIỚI

Vương Thu Hương: Một số dự báo về nguy cơ khủng hoảng Khu vực đồng tiền chung châu Âu

Trần Thị Lan: Phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu: Kinh nghiệm từ Thái Lan

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Phạm Ngọc Tùng, Ngô Thị Thuận: Thực trạng chất lượng lao động ở làng nghề tỉnh Bắc Ninh

Lê Thị Bình, Đào Thu Trà: Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Cảnh Hưng: Phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Trị

Lê Thị Minh Thy: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại TP. Hồ Chí Minh

-------------------------------------------

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Minh Tuan: Improving the efficiency of capital investment from state budget

Do Thi Ha Thuong: Completing policies on agriculture and rural credit

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Le Quoc Phuong: Vietnam’s economy after 10 years joining WTO

Nguyen Tan Vinh: Several issues raised after 5 years of economic restructuring

Nguyen Van Dien: Regarding bad debt in banking sector in the current context

RESEARCH – DISCUSSION

Mac Chi Cong: National competitiveness in integration context: Current situation and solutions

Vo Ta Tri, Nguyen Thi Minh Hang: To effectively restructure SOEs

Le Anh Duy: To enhance the efficiency of SOEs equitization

Tran Huy Khoi, Le Thi Xoan: About corporate responsibility towards environmental protection

Nguyen Van Truc: The need for training science and technology startups in Vietnam

Pham Thanh Tuan, Luong Tuan Phuong: Solutions to strengthen the quality of officials and civil servants in Ministry of Planning and Investment for the period of 2017-2021

Giao Thi Hoang Yen, Giao Thi Khanh Ngoc: Discussion on career-oriented education: Seen from National Economics University

Le Dinh Chieu: More about the sustainable development model of Vietnam’s mining industry

Dao Thanh Huong: To increase Vietnam’s export into China

WORLD OUTLOOK

Vuong Thu Huong: Some predictions about the risk of Eurozone crisis

Tran Thi Lan: Development of export support services: Experiences from Thailand

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Pham Ngoc Tung, Ngo Thi Thuan: Current status of labor quality in Bac Ninh-based craft villages

Le Thi Binh, Dao Thu Tra: Driving tourism to be the key economic sector in Thanh Hoa province

Nguyen Canh Hung: Analysis of Quang Tri province’s competitiveness

Le Thi Minh Thy: Development of supporting industries in Ho Chi Minh city