Đặc điểm bên ngoài với râu dài, rậm

Các loài cá da trơn thường có râu dài và rậm, thân hơi dài, lưng thường có màu xám đen và bụng hơi bạc. Loài cá này thường có cân nặng khoảng từ 2,5kg trở lên. Đặc biệt cá da trơn có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nhất là các loài cá tra nhỏ thường tăng nhanh về chiều dài cơ thể.

Môi trường sinh sống ở ao, đầm

Hầu hết các loài cá da trơn Việt sinh sống tự nhiên ở các ao, hồ, sông, đầm. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi nhu cầu sử dụng các loài cá này để chế biến thực phẩm và xuất khẩu tăng nhanh thì cá da trơn bắt đầu được nuôi ở các trại chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ. Thông thường người tiêu dùng thường có xu hướng thích dùng các loài cá da trơn sinh sống trong môi trường tự nhiên.

Ở Việt Nam, cá da trơn được nuôi theo hình thức tập trung hoặc bán tập trung ở lồng, bè và ao. Ngày nay, người ta thường áp dụng những kĩ thuật tiên tiến trong việc nuôi và sản xuất con giống nhân tạo. Phương pháp này mang lại những ưu điểm như hợp vệ sinh, giá thành giảm và nghề cá được phát triển mạnh hơn.

Thức ăn ở tầng đáy

Hầu hết các loài cá da trơn thường sinh sống ở tầng đáy của mực nước. Tùy vào từng loài khác nhau, hành vi kiếm ăn của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thức ăn phổ biến của loài cá da trơn này đó là rong tảo, sâu bọ, côn trùng, loài giáp xác và cá nhỏ,…

Hình thức sinh sản có thể có đường tiêu hóa

Hình thức sinh sản ở cá da trơn là điểm thú vị mà không phải ai cũng biết. Với các loài cá da trơn, hình thức thụ tinh được diễn ra bên trong, bên ngoài và có thể truyền tinh dịch qua đường tiêu hóa của giống cái. Những loài cá da trơn thường chăm sóc con của chúng khá cẩn thận. Một vài loài cá đực thường ấp trứng trong miệng và mang theo đến khi những chú cá con nở ra. Cá bố và cá mẹ thường chăm sóc cho những chú cá con đến khi chúng có thể tự bơi.

Các đặc điểm của loài cá này thật thú vị đúng không nào? Nếu có cơ hội hãy thử thưởng thức các món ăn được chế biến từ các loài cá này ở các vùng sông nước miền Tây, chắc chắn bạn sẽ ghiền ngay./.