6 cơ hội và 5 thách thức trong thu hút FDI của Việt Nam khi gia nhập AEC
Đó là nhận định của PGS, TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển tại buổi Hội thảo khoa học “Thuận lợi và thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài vào một số ngành của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, ngày 29/10/2015 do Học viện Chính sách và Phát triển và Cục Đầu tư nước ngoài tổ chức.
6 cơ hội khi gia nhập AEC
TS. Đào Hoàng Tuấn, Học viện Chính sách Phát triển thay mặt nhóm nghiên cứu phân tích cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi Việt Nam gia nhập AEC.
Sẽ có một làn sóng đầu tư mới khi Việt Nam gia nhập AEC. TS. Đào Hoàng Tuấn cho rằng, năm 2005-2007, khu vực ASEAN chỉ thu hút được 4% dòng vốn FDI toàn thế giới, nhưng đến năm 2013, con số này là 9%. FDI nội khối ASEAN trong những năm gần đây tăng nhanh hơn so với FDI từ bên ngoài vào ASEAN. Tỷ trọng của FDI nội khối trong tổng nguồn vốn FDI tăng từ dưới 10% năm 2000 lên 20% năm 2011.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được mở rộng làm gia tăng lợi ích quy mô cho các nhà đầu tư. Cụ thể, nếu dân số Việt Nam năm 2012 là 88,773 triệu người, GDP bình quân đầu người là 1.596 USD, thì dân số của 10 nước ASEAN là 617,165 triệu người, GDP bình quân đầu người là 3.745 USD. Như vậy, khi AEC trở thành 1 thị trường thống nhất thì quy mô thị trường sẽ gấp 7 lần quy mô của thị trường Việt Nam và GDP bình quân đầu người cao gấp 2,3 lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam.
Ngoài ra, thị trường nguyên liệu sản xuất được mở rộng làm giảm chi phí sản xuất cho các nhà đầu tư. Việc giảm thuế và xây dựng hệ thống hải quan tự động, thị trường hàng hóa trong ASEAN được thống nhất, các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng nhập các nguyên phụ liệu sản xuất từ các nước khác trong ASEAN để tiến hành sản xuất ở Việt Nam thay vì phải nhập khẩu từ các nước ngoài khu vực để tránh thuế và giảm thời gian làm thủ tục hải quan.
Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam. Khi nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam và doanh nghiệp này đầu tư sang các nước ASEAN khác thì sẽ được hưởng tất cả các ưu đãi như một nhà đầu tư trong ASEAN.
Các nhà đầu tư được nhận nhiều ưu đãi nếu đầu tư vào 12 lĩnh vực ưu tiên phát triển của ASEAN gồm: sản phẩm từ nông nghiệp, hàng không (vận tải hàng không), ô tô, điện tử, thủy sản, y tế, các sản phẩm cao su, dệt may và mây mặc, du lịch, các sản phẩm gỗ và dịch vụ logistic cũng như thực phẩm, nông lâm sản.
Các nhà đầu tư có thể dùng Việt
Và 5 thách thức
Bên cạnh những cơ hội do gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN mang lại, thì cũng có những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam cải thiện không đáng kể so với các nước ASEAN khác. Nếu xét về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6 (sau
Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn và đang mất dần các lợi thế cạnh tranh về lao động so với các nước trong khu vực. Chất lượng nguồn lao động thấp, chi phí lao động cao hơn các nước Lào, Campuchia. Tiền lương tối thiểu tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng năng suất lao động hàng năm.
Các ngành thu hút được nhiều FDI và có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cũng chính là các ngành ưu tiên phát triển của nhiều nước ASEAN. Ví dụ: Thái Lan ưu tiên phát triển ngành ô tô và phụ tùng ô tô, điện tử, chế tạo máy, chế biến lương thực.
Chia sẻ những khó khăn, thách thức khi gia nhập AEC, TS. Lương Văn Khôi, Trung tâm Thông tin dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia cho rằng cần đánh giá tác động của việc tham gia AEC, Việt Nam cần tham gia gì trong chuỗi giá trị. TS. Khôi cho rằng, ngành da giày hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ “bành trướng” của các doanh nghiệp FDI, trong 3 năm từ 2011-2014, nguồn vốn FDI tăng từ 0,5 tỷ USD lên 2 tỷ USD, nhiều công ty nước ngoài chuyển hướng sang Việt Nam, hiện doanh nghiệp FDI ngành da giày chiếm 77% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Chiến lược mở rộng cơ sở sản xuất của Thái Lan (
Tiềm lực tài chính từ các ngân hàng Trung Quốc cho các doanh nghiệp
Bình luận