7 nhân tố ảnh hưởng tới thị trường bất động sản Việt Nam
GDP. Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong thập niên vừa qua đạt trung bình 13% mỗi năm, riêng năm 2015 đạt 6,7%. Tổng cục Thống kê dự đoán mức tăng trưởng trong năm 2016 và năm 2017 lần lượt đạt 6,6% và 6,7%. Trong năm 2015, khối xây dựng và công nghiệp đóng góp lớn nhất, chiếm 3,2% tăng trưởng GDP, theo sau là khối dịch vụ với 2,4% và nông nghiệp 0,4% (Biểu đồ 1).
Mức thực tăng doanh thu bán lẻ thấp trong giai đoạn 2011-2014 phản ánh tác động tiêu cực từ suy giảm kinh tế lên thị trường bán lẻ. Tỷ lệ tăng trưởng còn chậm, tăng 2 điểm phần trăm theo năm trong năm 2015, nhưng vẫn gặp nhiều thử thách, như: giá thuê kho xưởng cao, khả năng hấp thụ thấp do đầu tư mới và nhu cầu tiêu dùng thấp (Biểu đồ 2).
Tháp Dân số. Từ năm 2009 đến năm 2015, dân số Việt Nam tăng trưởng xấp xỉ 5,7 triệu dân, tương đương mức tăng trung bình 1% mỗi năm, mức tăng tổng cộng đạt 7%. Theo báo cáo của Savills, dân số thuộc độ tuổi lao động từ 15-64 tuổi có dấu hiệu ngừng phát triển, tuy vẫn chiếm 70% tổng dân số, nhưng giảm nhẹ theo năm. Mặc dù số lao động giảm và tỷ lệ dân số phụ thuộc tăng, kinh tế Việt Nam dự báo không chịu nhiều ảnh hưởng vì chưa có hệ thống an sinh xã hội và nhiều lao động phổ thông sẽ dần được thay thế bởi lạo động chuyên môn (Biểu đồ 3).
Phân bổ nhân lực. Trong giai đoạn 2010-2014, Việt Nam có tăng trưởng việc làm dương nhờ số lao động tại các ngành tăng nhiều hơn số mất việc và thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp giảm một điểm phần trăm xuống 3,4%. Khoảng 50% dân số Việt Nam làm việc trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp và khai khoáng, giảm 2%/năm, nhóm công nghiệp chế tạo (30%) và dịch vụ (20%) tăng khoảng 2%/ năm (Biểu đồ 4).
Đô thị hóa. Tốc độ đô thị hóa từ năm 2005 đến năm 2010 tương đối thấp, ở mức 3,5%, nhưng có tăng trở lại với mức 4% do nền kinh tế ổn định. Các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh thu hút hàng ngàn lao động từ các tỉnh lân cận, góp phần tăng tốc độ gia tăng dân số ở vùng ngoại ô (Biểu đồ 5).
Thu nhập và Chi tiêu. Theo Savills, từ năm 2004, chi tiêu trung bình hàng tháng của Việt Nam đã tăng 16% mỗi năm. Mức tăng vùng đô thị thấp hơn 2 điểm phần trăm so với mức tăng trung bình; dân số nông thôn chiếm 2/3 tổng dân số Việt Nam. Trong năm 2004, chi tiêu bình quân của một người dân chiếm 92% tổng thu nhập hằng tháng, trong khi năm 2014 ở mức 72% (Biểu đồ 6).
Chỉ số giá tiêu dùng. Trong năm 2014, lạm phát phổ thông của Việt Nam (4,1%) gần hơn với lạm phát cơ bản (3,3%), một phần phản ánh hiệu lực tăng lên của chính sách tiền tệ hướng tới lạm phát thấp và ổn định. Từ năm 2010, các mặt hàng thiết yếu truyền thống như lương thực và thực phẩm, và năng lượng giảm mạnh, với mức giảm khoảng 14 điểm phần trăm xuống 2,61% trong năm 2014. Giá dầu thô Brent giảm mạnh từ năm 2015 xuống mức hiện tại khoảng 50 USD/ thùng, tuy vậy mức giá thấp này chỉ là tạm thời (Biểu đồ 7).
Du lịch. Khách du lịch quốc tế giảm 7 điểm phần trăm xuống còn 4%, mức thấp nhất từ suy thoái kinh tế giai đoạn 2008-2009. 7 nước có nguồn khách du lịch lớn nhất chiếm 64% tổng số lượt khách, với số khách Trung Quốc chiếm 26%, 4 nước có số lượt khách cao nhất đều thuộc châu Á; Nga chiếm vị trí số 5 của Malaysia với tỷ lệ tăng trưởng 45%/năm tính từ năm 2010 (Biểu đồ 8).
Bình luận