Biên giới Lộc Ninh: Một dấu son lịch sử
Căn cứ Tà Thiết
Khi đến với biên giới Lộc Ninh, không thể không ghé qua căn cứ Tà Thiết. Bởi đây chính là căn cứ chính của Quân ủy và Bộ Tư lệnh các lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh. Một ngày đầu tháng 03/1973, căn cứ Tà Thiết được xây dựng và được xác định sẽ là căn cứ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tại căn cứ Tà Thiết, nhà làm việc và nhà ở hay các công trình phục vụ khác đều được xây dựng theo lối nhà bán âm, với mục đích là buổi tối ánh đèn sẽ không bị phát ra ngòai, ở trên được lợp lại bằng lá trung quân giúp che mắt kẻ địch, ở xung quanh 4 phía của các công trình luôn có đường hào thoát hiểm.
Căn cứ Tà Thiết là nơi chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử như đây là nơi diễn ra cuộc tiếp đón các phái đoàn cấp cao của Bộ Chính Trị, Bộ Tham mưu, Trung ương cục Miền Nam. Cũng tai hội trường của căn cứ Tà Thiết ngày 08/04/1975, đọc quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, sau đó Bộ Chỉ huy chiến dịch đề nghị Trung ương đặt tên cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên Bác - chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Nhà giao tế Lộc Ninh
Đây là nơi làm việc của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và đồng thời cũng chính là nơi họp Hội nghị bốn bên từ năm 1973-1975 theo tinh thần Hiệp định Paris ký ngày 27/01/1973.
Vào năm 1972 thì ngôi nhà này hòan tòan đã bị phá hủy. Tuy nhiên vào tháng 03/1973 đã được xây dựng lại.
Sân bay quân sự Lộc Ninh
Nằm ở một khu đồi tương đối bằng phẳng với tổng số diện tích là 5.000m2. Vốn là sân bay quân sự của ngụy quyền, tuy nhiên sau khi Lộc Ninh hòan tòan được giải phóng thì sân bay này hoàn toàn thuộc về chính quyền cách mạng lâm thời.
Sân bay quân sự Lộc Ninh được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào thời điểm ngày 12/02/1986.
Trên đây là những di tích lịch sử nổi tiếng tại biên giới Lộc Ninh, chứng kiến rất nhiều những chứng tính lịch sử.Vì vậy nếu một lần bạn ghé về Bình Phước, tới với biên giới Lộc Ninh đừng bỏ qua những di tích lịch sử này, để hiểu thêm về tinh thần chiến đấu của quân dân ta ngày trước chống lại kẻ thù xâm lược./.
Bình luận