Cảm thông và thấu hiểu: Kỹ năng quan trọng của người quản lý
Thấu hiểu và cảm thông là hai khái niệm khác nhau
Không có gì được cho là tự nhiên khi mà con người ta thường được đánh giá dựa trên thái độ của mình chứ chưa hẳn là kiến thức hay kỹ năng, và nó cũng cực kỳ đúng với thế giới tương tác ngày nay giữa người với người. Bạn làm tướng, thì trước khi bạn thuần thuộc về kỹ năng thì điều làm cho bạn trở nên khác biệt với người khác chính là khả năng cảm thông và thấu hiểu, đặc biệt với những nhân viên ngay dưới mình. Người xưa có câu: ‘‘Dân làm nên Vua, Quân làm nên Tướng’’. Thử nghĩ xem, nếu không có họ những người ủng hộ bạn thì bạn sẽ là ai, sẽ làm được gì?
Trước khi quản lý họ, hãy là bạn của họ!
Thấu hiểu khác với thông cảm. Thông cảm là một hình thức tán thành, xét đoán, có thể hiện tình cảm và phản ứng. Người ta thường lạm dụng sự thông cảm và tạo ra cảm giác bị phụ thuộc. Bản chất của lắng nghe và thấu hiểu không phải ở chỗ bạn đồng ý với người khác, mà là hiểu đầy đủ, sâu sắc về người đó, cả tình cảm cũng như suy nghĩ của họ.
Hiểu và cảm là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bạn cảm thông với nhân viên của mình chính là bạn tán thành, xét đoán, thể hiện tình cảm và phản ứng. Bản chất của việc bạn thấu hiểu không dừng lại ở chỗ bạn đồng ý với người ta hay không mà là bạn hiểu được bao nhiêu về người ta, có đủ sâu sắc về cả cảm xúc và suy nghĩ của họ như nào hay không?
Một nhà quản lý đại tài chính là đi lên từ những điều nhỏ nhất. Họ hiểu họ cũng từng là nhân viên và họ biết được bây giờ nhân viên của họ đang gặp phải vấn đề gì để hành xử sao cho đúng. Hãy cảm thông với nhân viên mình bằng sự chân thành, lòng tốt bụng, sự đồng cảm, họ sẽ cực kì biết ơn bạn và họ sẽ cảm thấy công ty như ngôi nhà của họ với những người đồng nghiệp tuyệt vời.
Sự chân thành giữa người với người sẽ kéo ta gần nhau hơn!
Căn nguyên để bắt đầu cảm thông và thấu hiểu là phải biết lắng nghe
Căn nguyên để bắt đầu cho sự cảm thông và thấu hiểu chính là việc bạn phải biết lắng nghe. Việc lắng nghe không phải là một kỹ xảo gì qua mặt người khác, cũng không hẳn là bạn lắng nghe ‘‘có suy nghĩ’. Bạn chỉ cần nhìn sự việc thông qua họ, đặt mình vào vị trí của họ và cố gắng hình dung cảm nghĩ của họ.
Các chuyên gia nghiên cứu rằng, chúng ta chỉ bộc lộ qua lời nói được 10% khi giao tiếp, 30% qua âm thanh và 60% còn lại là nhờ ngôn ngữ cơ thể của chúng ta. Nghe khác với lắng nghe, chúng ta lắng nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng cả mắt và con tim. Lắng nghe để mà cảm, lắng nghe để mà hiểu. Có thể nói bán cầu đại não đều phải làm việc vất vả cho những nhận thức, trực giác và cảm nhận của chính bạn.
Hãy lắng nghe bằng cả con tim!
Bạn mong muốn hoàn thiện vị trí là người quản lý của mình? Cố gắng thấu hiểu và cảm thông với người khác trước là một kỹ năng cần thiết mà bạn cần phải chứng minh bạn thật sự có đủ năng lực. Nó không phải là nguyên tắc quá khó khăn nhưng nó lại là điều có sức mạnh lớn nhất trong việc quyết định bạn là người quản lý như thế nào.
Bình luận