Dù nắm tới 40% thất bại khi khởi nghiệp bạn vẫn có thể thành công
Nhiều doanh nhân thành công đã tham gia một bài khảo sát trên diễn đàn Doanh nhân Khởi nghiệp 2015 đều nói rằng họ không hề có kinh nghiệm để điều hành một công ty mới khởi nghiệp cho đến khi có một bước nhảy vọt. Họ đã không dừng lại hay bỏ cuộc và bạn cũng đừng bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
Những người khởi nghiệp thành công cũng chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn và những hiểu biết về kinh doanh để giúp đỡ những người mới khởi nghiệp có thể thành công, ngay cả khi bạn nắm tới 40% thất bại. Dành một vài phút để học hỏi từ những người đã đi trước để làm nền tảng cho bước đi của bạn.
1. Không có kinh nghiệm, không có vấn đề nhưng có một kế hoạch
Kế hoạch là một bước mà các doanh nhân thành công nhất đều khẳng định bạn phải có trước khi quyết định mở cửa kinh doanh chính thức. Điều này nghe có vẻ tẻ nhạt nếu bạn đã có trong tay một ý tưởng tốt, một chiến thuật tiếp thị tốt và có đầy đủ cơ sở , phân khúc khách hàng nhưng bạn chưa thể chắp cánh cho nó. Phát triển bản kế hoạch sẽ giúp bạn trả lời rất nhiều câu hỏi ngay cả khi bạn chưa nghĩ ra vấn đề. Chẳng hạn như làm thế nào để xác định và tận dụng các kỹ thuật tiếp thị mới nhất. Một kế hoạch rõ ràng cũng là yêu cầu cần thiết để tiếp cận nguồn tài trợ tiềm năng.
Một khi bạn đã đưa ra kế hoạch, hãy chắc chắn bạn sẽ bám sát, theo dõi và cập nhật nó hằng năm. Thị trường có thể đã thay đổi hoặc bạn có thể tìm thấy cơ hội với các khách hàng mới, bạn cần phải lùi lại một bước và tìm chiến lược tiếp cận mới. Như câu nói nổi tiếng của Yogi Berra: "Nếu bạn không biết bạn đang đi đâu, bạn có thể sẽ không tới được đích đó."
2. Làm một bảng phân tích thị trường dành riêng cho bạn
Nền tảng kế hoạch kinh doanh của bạn nên phản ánh sự hiểu biết về nhu cầu và mong muốn của khách hàng và những thông điệp phản ánh của khách hàng. Một bảng phân tích thị trường kỹ lưỡng cũng đưa ra được đối thủ cạnh tranh của bạn và xác định xu hướng kinh doanh bạn có thể tận dụng. Mỗi một mục tiêu phải được xây dựng xung quanh một đối tượng, một câu một câu chuyện và những con số cụ thể mà bạn đang hướng tới, chẳng hạn như doanh thu và thị phần
3. Tìm một cố vấn tin cậy
Vượt qua sự độc đoán để làm tất cả những điều tốt nhất cho mình. Sự độc đoán đó là: Doanh nghiệp của bạn chính là em bé của bạn và người nuôi dưỡng nó tốt hơn hết là cha mẹ đứa bé. Tuy nhiên, khởi nghiệp tốt nhất nên dựa vào sự khôn ngoan và kinh nghiệm của các cố vấn đáng tin cậy chẳng hạn như kế toán viên và người cố vấn. Ví dụ: 54% các doanh nhân thành công nhất từ cuộc khảo sát của chúng tôi nói rằng họ đã phải thuê một kế toán để làm việc trong một thời gian khi công ty vận hành. Vì bạn không thể làm tất cả mọi thứ, do đó xác định nơi bạn sẽ tìm đến để được cho lời khuyên hay tư vấn hỗ trợ làm thế nào để giúp cho doanh nghiệp của bạn chạy tốt là điều cần thiết.
Chúng tôi đã khảo sát hơn 100 điều hành cao cấp tại các công ty tư vấn, tư vấn và đầu tư vào các doanh nghiệp mới. Các điều hành này cũng lặp lại rằng bạn nên có một nhà tư vấn tin cậy.
4. Duy trì sự cân bằng trong công việc và cuộc sống
Hình ảnh khuôn mẫu của các doanh nhân thành đạt là những người dành thời gian thức dậy tại văn phòng, quên cả thời gian để ăn và ngủ tại văn phòng trên chiếc ghế hay một tấm chăn dưới bàn nay chỉ là huyền thoại. Hơn một nữa những người sáng lập công ty thành công mà chúng tôi khảo sát đều truyền đạt lại một bài học quan trọng cho bất cứ ai là “Hãy giữ sự cân bằng trong công việc và cuộc sống”. Điều đó sẽ là dấu hiệu cho thấy các doanh nhân hiện nay làm việc thông minh hơn và bớt khó khăn hơn so với trước đây.
Không có gì để nghi ngờ rằng bạn muốn thành công cần có đam mê nhưng đừng để niềm đam mê lấy mất đi cuộc sống của bạn. Cân bằng đam mê của bạn với thực tiễn kinh doanh và hãy nhớ những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống./.
Bình luận