Trong những năm qua, hệ thống thể chế tích tụ đất đai hiện đã có nhiều tiến triển, nhưng kết quả tích tụ, tập trung ruộng đất tại các địa phương còn rất hạn chế, các doanh nghiệp hoạt động, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, quy mô nhỏ bé, thiếu những cơ chế đồng bộ... Bài viết “Hoàn thiện thể chế về tích tụ đất đai trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Trần Kim Chung và đồng tác giả Đinh Ngọc Hà đã tập trung làm rõ vấn đề tích tụ đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn theo chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong những năm qua. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế về tích tụ đất đai trong thời gian tới.

Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 có đề ra mục tiêu là “Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh”. Tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương và Bùi Thị Quỳnh Trang thông qua bài viết “Thực hiện mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020” đã khái quát về tình hình doanh nghiệp thành lập cũng như ngừng hoạt động hiện nay. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp để có thể hiện thực hóa mục tiêu phát triển doanh nghiệp theo Nghị quyết số 35/NQ-CP.

Quy mô trung bình của nền kinh tế ngầm tại châu Á chiếm khoảng 30,9% GDP và tăng 10,24% trong giai đoạn 1990-2015. Nguyên nhân của nền kinh tế ngầm ở các nước châu Á được cho là do: nhu cầu tiền tệ, gánh nặng thuế, tiêu dùng cá nhân, lãi suất và thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người. Sự hiện diện của nền kinh tế ngầm làm méo mó quá trình phân bổ các nguồn lực, thay đổi phân phối thu nhập và giảm nguồn thu thuế của chính phủ. Vì vậy, bài viết “Kinh tế ngầm và bất bình đẳng thu nhập: Nghiên cứu thực nghiệm từ các nước châu Á” của nhóm tác giả Huỳnh Công Minh và Nguyễn Vũ Hồng Thái sẽ giúp bạn đọc xem xét ảnh hưởng của nền kinh tế ngầm đối với bất bình đẳng thu nhập tại 19 quốc gia châu Á giai đoạn 1990-2015.

Tại Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Một trong số đó là vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Phượng đã đưa ra nhiều nguyên nhân của tình trạng nói trên thông qua bài viết “Đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa” như: Phần lớn khối doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản để đảm bảo cho khoản vay theo quy định hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản không minh bạch; Ngân hàng còn thiếu niềm tin và sợ rủi ro khi cho nhóm doanh nghiệp này vay vốn; Môi trường kinh doanh còn thiếu sự minh bạch, bình đẳng…

Trong phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công luôn có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển, cũng như hỗ trợ hoạt động cho các thành phần kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia phải quản lý đầu tư công một cách hiệu quả. Bài viết “Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam” của các tác giả Lê Văn Tuấn, Nguyễn Bá Tường và Đỗ Thị Thu Ba sẽ phân tích kinh nghiệm trong quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý phù hợp đối với tình hình quản lý đầu tư công ở Việt Nam.

Du lịch là mội trong những tiềm năng lớn, một thế mạnh còn bỏ ngỏ của tỉnh Thái Nguyên. Không chỉ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch với nhiều thắng cảnh đặc trưng của vùng Việt Bắc, mà Thái Nguyên còn sở hữu hệ thống các điểm di tích lịch sử cách mạng, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Tác giả Ngô Thị Huyền Trang thông qua bài viết “Một số giải pháp để phát triển du lịch Thái Nguyên” đã chi ra một số khó khăn trong phát triển du lịch của Tỉnh, như: Việc xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch còn chưa tương xứng; Đầu tư kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch; Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch còn thiếu tính hệ thống, chưa thường xuyên; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực du lịch còn hạn chế… Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch Thái Nguyên thành ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Tỉnh.

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực: kế toán, tài chính, doanh nghiệp, thương mại, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp ... sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Trần Kim Chung, Đinh Ngọc Hà: Hoàn thiện thể chế về tích tụ đất đai trong bối cảnh hiện nay

Nguyễn Thị Thúy: Kế toán tài sản trong đơn vị hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Thùy Dương, Bùi Thị Quỳnh Trang: Thực hiện mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020

Huỳnh Công Minh, Nguyễn Vũ Hồng Thái: Kinh tế ngầm và bất bình đẳng thu nhập: Nghiên cứu thực nghiệm từ các nước châu Á

Đỗ Thị Thanh Huyền: Đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phạm Thị Tuệ: DN tư nhân Việt Nam đổi mới sáng tạo trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Thúy Phượng: Đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trần Hùng: Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Phạm Hoàng Long: Một số giải pháp thực hiện hiệu quả tăng trưởng xanh ở Việt Nam hiện nay

Lương Nguyệt Ánh: Phát triển ngành công nghiệp môi trường trong bối cảnh mới

Nguyễn Duy Đạt, Mai Thanh Huyền: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới

Võ Tá Tri: Lời giải nào cho bài toán nông sản của Việt Nam?

Nguyễn Thị Lâm Anh: Để áp dụng nguyên tắc đánh thuế thu nhập truyền thống lên hoạt động TMĐT

Vũ Ngọc Tú: Để khắc phục những “điểm yếu” trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi

Trịnh Thu Thủy, Phạm Thị Thanh Hồng, Phạm Thị Kim Ngọc: Thúc đẩy thị trường xe điện hai bánh tại Việt Nam

NHÌN RA THẾ GiỚI

Lê Văn Tuấn, Nguyễn Bá Tường, Đỗ Thị Thu Ba: Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam

Nguyễn Thu Thủy, Đỗ Đình Long: Chính sách tín dụng cho DNNVV ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Hồng Nhung: Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Sơn La

Ngô Thị Huyền Trang: Một số giải pháp để phát triển du lịch Thái Nguyên

Cấn Thị Việt Hà: Một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành Công Thương cho TP. Hà Nội

…………………………..

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Tran Kim Chung, Dinh Ngoc Ha: Completing regulations on land accumulation in the current context

Nguyen Thi Thuy: Accounting for assets in administrative and non-business units under Circular No. 107/2017/TT-BTC

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Thuy Duong, Bui Thi Quynh Trang: Pursuing the target number of one million enterprises by 2020

Huynh Cong Minh, Nguyen Vu Hong Thai: Underground economy and income inequality: Empirical studies on Asian countries

Do Thi Thanh Huyen: Public investment in Vietnam: Current situation and recommendations

RESEARCH – DISCUSSION

Pham Thi Tue: Vietnamese innovative private enterprises in the context of the Industrial Revolution 4.0

Nguyen Thi Thuy Phuong: Facilitate SMEs’ access to credit

Tran Hung: Innovative startup in Vietnam - Some theoretical and practical issues

Pham Hoang Long: A number of effective solutions to green growth in Vietnam

Luong Nguyet Anh: Development of environmental industry in the new context

Nguyen Duy Dat, Mai Thanh Huyen: Schemes to boost exports in the coming time

Vo Ta Tri: What is the best answer for the problem of Vietnamese agricultural products?

Nguyen Thi Lam Anh: Application of traditional income tax principles to e-commerce

Vu Ngoc Tu: To overcome "weaknesses" in the animal feed industry

Trinh Thu Thuy, Pham Thi Thanh Hong, Pham Thi Kim Ngoc: Promoting the two-wheeler vehicles market in Vietnam

WORLD OUTLOOK

Le Van Tuan, Nguyen Ba Tuong, Do Thi Thu Ba: Experience in public investment management of some countries and suggestions for Vietnam

Nguyen Thu Thuy, Do Dinh Long: Credit policies for SMEs in some countries and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Hong Nhung: Improving the quality of bidding for public investment projects in Son La province

Ngo Thi Huyen Trang: Some solutions to improve Thai Nguyen’s tourism sector

Can Thi Viet Ha: Lessons for Ha Noi city in developing high-quality human resources in state management agencies of Industry and Trade department