Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 23 (705)
Bắt đầu được triển khai tại Việt Nam từ năm 2009 trên cơ sở chuyển giao công nghệ hệ thống đấu thầu qua mạng của Hàn Quốc (KONEPS) và được áp dụng thí điểm từ năm 2009 đến 2015 trước khi áp dụng chính thức, từ 2016 đến nay, hoạt động triển khai đấu thầu qua mạng đã đạt được những kết quả khả quan, như: Khung pháp lý về đấu thầu qua mạng về cơ bản đảm bảo đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu;Thông tin về đấu thầu công khai, minh bạch hơn... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Bài viết, “Triển khai đấu thầu qua mạng: Nhìn lại giai đoạn 2016-2018 và định hướng trong thời gian tới”, tác giả Nguyễn Anh Tuấn đánh giá những mặt được và chưa được trong hoạt động đấu thầu qua mạng, trân cơ sở đó đưa ra những giải pháp trong thời gian tới.
Trong những năm gần đây, tệ nạn tham nhũng đã có những diễn biến hết sức phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chính vì thế Đảng, Nhà nước đã xác định tham nhũng là một trong 4 nguy cơ lớn đe dọa đến sự sống còn của chế độ và sự nghiệp đổi mới của đất nước. Thông qua bài viết, “Những ảnh hưởng của vấn đề tham nhũng đến hoạt động xây dựng và thực thi thể chế kinh tế - Trường hợp Việt Nam”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn phân tích những ảnh hưởng của nguy cơ này đến vai trò xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, xem xét trong trường hợp Việt Nam hiện nay.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn và vốn trái phiếu chính phủ 6 tháng năm 2019 của các địa phương đạt 96.639 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 32,85%, thấp hơn 1,88% so cùng kỳ năm 2018. Thực tế đó cho thấy, tiến độ giải ngân trong nửa đầu năm 2019 là rất chậm, đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy giải ngân theo kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao. Bài viết, “Giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2019”, tác giả Trần Quốc Phương đưa ra một số nguyên nhân tại sao việc giải ngân đầu tư công chậm và đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.
Tháng 09/2015, dưới sự dẫn dắt của Liên hợp quốc, các quốc gia trên thế giới đã đồng thuận thông qua Chương trình Nghị sự (CTNS) 2030 vì sự phát triển bền vững. Thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện CTNS 2030 vì sự phát triển bền vững tại Quyết định số 622/QĐ-TTg, ngày 10/05/2017. Thông qua bài viết, “Nhìn lại hai năm thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”, tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga đánh giá 2 năm thực hiện kế hoạch, đồng thời đưa ra một số định hướng trong thời gian tới.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp thích ứng với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nên đã kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, trong đó thị trường tín dụng là một bức tranh sáng màu rõ nét nhất trên thị trường tài chính Việt Nam suốt những tháng đầu năm. Thông qua bài viết, “Thị trường tín dụng ngân hàng Việt Nam: Dự báo diễn biến những tháng cuối năm 2019”, tác giả Nguyễn Đại Lai đánh giá thị trường tín dụng Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019, đồng dự báo diễn biến những tháng cuối năm.
Việt Nam được đánh giá có thể trở thành trung tâm công nghệ của khu vực và trên thế giới, là điểm đến của các nhà đầu tư công nghệ, đối tác phát triển. Cách mạng Công nghiệp 4.0, với cốt lõi là AI (trí tuệ nhân tạo - Artifical Interligence) là cơ hội, đưa đất nước đi lên và phát triển mạnh mẽ hơn. Ngược lại, nếu không nắm bắt được xu thế này sẽ làm đất nước tụt hậu với quốc tế. Thông qua bài viết, “Tận dụng cơ hội AI trong khởi nghiệp, phát triển kinh tế Việt Nam”, nhóm tác giả Lê Xuân Hùng, Lê Thị Mai đánh giá những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam, đồng thời đưa ra một số giải pháp thực hiện.
Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Nguyễn Anh Tuấn: Triển khai đấu thầu qua mạng: Nhìn lại giai đoạn 2016-2018 và định hướng trong thời gian tới
Nguyễn Minh Tuấn: Những ảnh hưởng của vấn đề tham nhũng đến hoạt động xây dựng và thực thi thể chế kinh tế - Trường hợp Việt Nam
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Trần Quốc Phương: Giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2019
Nguyễn Thị Thanh Nga: Nhìn lại hai năm thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
Nguyễn Đại Lai: Thị trường tín dụng ngân hàng Việt Nam: Dự báo diễn biến những tháng cuối năm 2019
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Lương Thanh Hà: Phát triển DNNVV Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0
Lê Xuân Hùng, Lê Thị Mai: Tận dụng cơ hội AI trong khởi nghiệp, phát triển kinh tế Việt Nam
Lê Thị Kim Chung: Cắt giảm thuế quan theo các FTA: Những ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của Việt Nam
Đào Mạnh Ninh: Một số vấn đề về thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
Đặng Đình Đào, Nguyễn Thị Diệu Chi, Đặng Thị Thúy Hồng: Phát triển hệ thống logistics biển Việt Nam để hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế biển theo Nghị quyết số 36-NQ/TW37
Đinh Quang Dương, Hoàng Yến: Vấn đề giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Vũ Thị Hà: Nguồn nhân lực Tây Nguyên trước yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp 4.0
Bùi Thanh Bình: Khuyến nghị chính sách và chương trình hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số, miền núi
Nguyễn Ngọc Khánh: Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Trần Thanh Mai, Nguyễn Văn Nhuận: Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
NHÌN RA THẾ GIỚI
Đinh Văn Toàn: Tinh thần doanh nghiệp trong quản trị và điều hành trường đại học: Kinh nghiệm từ Đại học Auckland
Oudomphone Sivongsa: Một số giải pháp để giảm nghèo đa chiều ở tỉnh Saravanh, CHDCNC Lào
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Vũ Kỳ Long: Về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại TP. Hà Nội
Nguyễn Thị Xuân: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030
Nguyễn Huy Long: Nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh
Trần Thị Lý, Nông Hữu Tùng: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Nguyễn Hữu Xuân, Nguyễn Thị Minh Hiền: Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng để phát triển bền vững
Bùi Xuân Tùng: Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: Thực trạng và giải pháp
Phạm Thị Cam: Phát triển du lịch Ninh Bình theo hướng bền vững
Đặng Thị Thảo: Phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Trần Vang Phủ: Một số tồn tại trong quản lý nhà nước đối với Chợ nổi Cái Răng và kiến nghị hoàn thiện
Huỳnh Tấn Khương: Về chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh
Trần Thị Bích Liên: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh Đồng Tháp
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Nguyen Anh Tuan: Implementation of e-procurement: Review of 2016-2018 period and orientations in the coming time
Nguyen Minh Tuan: The effects of corruption issues on the establishment and implementation of economic institutions - The case of Vietnam
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Tran Quoc Phuong: Solutions to promote disbursement of public investment for the plan of 2019
Nguyen Thi Thanh Nga: Looking back at the two years of going ahead with the National Action Plan to implement the 2030 Agenda for SDGs
Nguyen Dai Lai: Vietnam’s bank credit market: Forecast for the last months of 2019
RESEARCH - DISCUSSION
Luong Thanh Ha: To boost Vietnamese SMEs in the context of the Fourth Industrial Revolution
Le Xuan Hung, Le Thi Mai: Take advantage of AI in starting a business and developing Vietnam’s economy
Le Thi Kim Chung: Tariff reductions under FTAs: Impacts on Vietnam’s commercial activities
Dao Manh Ninh: Several trade issues between Vietnam and China
Dang Dinh Dao, Nguyen Thi Dieu Chi, Dang Thi Thuy Hong: Development of Vietnam maritime logistics system to fulfill the objectives of marine economic development under Resolution No. 36-NQ/TW
Dinh Quang Duong, Hoang Yen: Education and training issues to meet the requirements of knowledge economy in Vietnam
Vu Thi Ha: Human resources of the Central Highlands in the requirements of the Fourth Industrial Revolution
Bui Thanh Binh: Recommendations on policies and programs to support ethnic minority and mountainous students
Nguyen Ngoc Khanh: Schemes to implement Vietnam’s strategy of renewable energy development to 2030, with a vision until 2050
Tran Thanh Mai, Nguyen Van Nhuan: Improve the quality of technical workers at Pha Lai Thermal Power Joint Stock Company
WORLD OUTLOOK
Dinh Van Toan: Enterprise spirit in university administration and governance: Experience from University of Auckland
Oudomphone Sivongsa: Several solutions to multi-dimensional poverty reduction in Saravanh province, Lao PDR
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Vu Ky Long: Regarding the implementation of land use planning in Hanoi
Nguyen Thi Xuan: Schemes to promote sustainable economic development in Bac Ninh province by 2030
Nguyen Huy Long: Enhance the management quality of state budget expenditures in Bac Ninh province
Tran Thi Ly, Nong Huu Tung: Construction of new-style rural areas in Viet Yen district, Bac Giang province
Nguyen Huu Xuan, Nguyen Thi Minh Hien: Strengthen the management of freshwater aquaculture in Hai Phong for sustainable development
Bui Xuan Tung: Attraction of FDI into Ninh Binh province: Current situation and solutions
Pham Thi Cam: Develop Ninh Binh tourism towards sustainability
Dang Thi Thao: To boost Nghe An province’s agriculture
Tran Vang Phu: Some problems in state management of Cai Rang Floating market and proposals to address
Huynh Tan Khuong: Transform household businesses into enterprises in Tra Vinh province
Tran Thi Bich Lien: Promote investment attraction in Dong Thap province
Bình luận