Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản được ban hành nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, song công tác này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Thông qua bài viết, “Nâng cao trách nhiệm giải trình nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn đánh giá thực tế triển khải các văn bản liên quan đến trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, đồng thời đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình này.

Theo Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), đến hết năm 2018 đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ được IASB khảo sát tuyên bố cho phép áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) dưới các hình thức khác nhau. Trong khi IFRS đã trở thành "luật chơi" phổ biến trên toàn cầu, thì Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chưa có tuyên bố về áp dụng IFRS. Thông qua bài viết, “Một số đề xuất để áp dụng hiệu quả chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam”, tác giả Ma Thị Hằng đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai nhanh chóng và áp dụng hiệu quả chuẩn mực này.

Thời gian qua, giải ngân nguồn vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn nước ngoài, còn thấp. Theo Bộ Tài chính, tình hình giải ngân vốn nước ngoài, cụ thể là vốn ODA từ năm 2016 đều không đạt dự toán. Câu chuyện “có tiền, giao tiền, mà không tiêu được” xảy ra nhiều năm qua, song đến nay, vẫn chưa có lời giải. Dự kiến, việc chậm trễ tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA niên độ 2019 vẫn tiếp tục diễn ra. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp là gì? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn đọc đón đọc bài viết, “Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài” của tác giả Nguyễn Thị Kim Chung.

Trong thời gian qua, khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng, phát triển KHCN và ĐMST của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Thông qua bài viết, “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển”, tác giả Trần Ngọc Minh đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động KHCN và ĐMST tại Việt Nam thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

Hiện nay, việc tìm kiếm các nguồn lực bổ sung ngân sách nhà nước cho các trường đại học, đặc biệt là đại học công lập là một trong những xu hướng. Tuy nhiên, việc tăng cường nguồn lực tài chính cho cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của xã hội, người học. Vậy, thực trạng công tác huy động các nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Làm cách nào để cải thiện công tác này. Bài viết “Tăng cường nguồn lực tài chính cho GDĐH công lập ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thùy Linh sẽ phần nào giải đáp được các câu hỏi này.

Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Minh Tuấn: Nâng cao trách nhiệm giải trình nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Ma Thị Hằng: Một số đề xuất để áp dụng hiệu quả chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Kim Chung: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài

Trần Ngọc Minh: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển

Đặng Kim Khôi, Phạm Đức Thịnh, Lê Thị Hà Liên, Nguyễn Khắc Chung Thẩm: Về tính bền vững của sinh kế nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thùy Linh: Tăng cường nguồn lực tài chính cho GDĐH công lập ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đỗ Thị Dinh, Nguyễn Thị Bích Đào: Thực tế tự chủ đại học ở Việt Nam và một số đề xuất

Bùi Quang Sơn: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Trần Thị Hòa: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics tại Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam

Hoàng Thị Cẩm Tú: Để ngành “công nghiệp không khói” của Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững

Trịnh Thu Thủy: Kỹ thuật, công nghệ và dự báo nhu cầu xe điện hai bánh tại Việt Nam

Đào Thị Hồ Hương: Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công tại TP. Hồ Chí Minh

Hoàng Ngọc Phương: Nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank trong bối cảnh mới

NHÌN RA THẾ GiỚI

Nguyễn Thị Tuệ Anh: Vai trò của chính sách công nghiệp trong vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và hàm ý đối với Việt Nam

Bùi Thị Thảo: Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam

Đỗ Thanh Hương: Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Trung Quốc và gợi ý cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Lê Minh Điển: Tình hình kinh tế Campuchia và quan hệ kinh tế với Việt Nam trong nửa đầu năm 2019

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Trần Thị Thanh Hà, Dương Văn Mạnh: Sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người tại tỉnh Sơn La

Lê Phương: Nguồn lực để phát triển liên kết doanh nghiệp và nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An

Lê Đức Tín: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng, An Giang và gợi ý cho tỉnh Kon Tum

Võ Tấn Hưng: Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang

Trần Hoàng Thanh: Thực thi chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận)

Trần Quang Huy: Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: Dấu ấn của sự đoàn kết, đổi mới và phát triển

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Minh Tuan: Enhancing accountability to improve Vietnam’s current economic institution

Ma Thi Hang: Several suggestions for effective application of international financial reporting standards in Vietnam

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Kim Chung: Resolve difficulties and promote disbursement of public investment from foreign capital

Tran Ngoc Minh: Science, technology and innovation in Vietnam: Current situation and solutions

Dang Kim Khoi, Pham Duc Thinh, Le Thi Ha Lien, Nguyen Khac Chung Tham: Discussion on the sustainability of agricultural livelihoods in the Mekong Delta

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Thuy Linh: Improve financial resources for public higher education in Vietnam: Current situation and solutions

Do Thi Dinh, Nguyen Thi Bich Dao: Reality of university autonomy in Vietnam and some recommendations

Bui Quang Son: Improve the training quality of human resources in tourism

Tran Thi Hoa: Schemes to strengthen human resources in logistics at Vietnam Post Corporation

Hoang Thi Cam Tu: To continuously boost Vietnam’s “smokeless industry” in a great and sustainable way

Trinh Thu Thuy: Technique, technology and forecast of demand for two-wheel electric vehicles in Vietnam

Dao Thi Ho Huong: To promote disbursement of public investment in Ho Chi Minh City

Hoang Ngoc Phuong: Enhance VietinBank’s competitiveness in the new context

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thi Tue Anh: The role of industrial policy in overcoming the middle income trap: Korea’s experience and implications for Vietnam

Bui Thi Thao: Experience in developing high quality human resources of several countries and suggestions for Vietnam

Do Thanh Huong: China’s experience in developing e-banking services and suggestions for Vietnam’s banking system

Le Minh Dien: Cambodia’s economy and economic relations with Vietnam in the first half of 2019

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Tran Thi Thanh Ha, Duong Van Manh: Inequality of per capita income in Son La province

Le Phuong: Resources for the linkage between enterprises and farmers in hi-tech agricultural production in Nghe An

Le Duc Tin: Development of hi-tech agriculture in Lam Dong, An Giang and suggestions for Kon Tum province

Vo Tan Hung: To improve human resources in social insurance in An Giang province

Tran Hoang Thanh: Implementation of new rural construction program in Ham Thuan Nam district (Binh Thuan province

Tran Quang Huy: Tu Son town, Bac Ninh province: The image of solidarity, innovation and development