Sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa, đến nay vai trò của kinh tế tư nhân đã được sự ghi nhận, đã được coi là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Mặc dù vậy, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành “một động lực quan trọng của nền kinh tế” là cả một hành trình không dễ dàng, bởi thực tế luôn cho thấy, cùng với những đổi thay trong nhận thức về kinh tế tư nhân, thì hiện nay, khu vực kinh tế này cũng đang phải đối diện với không ít rào cản. Thông qua bài viết, “Nhận diện và tháo gỡ các rào cản để KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam”, tác giả Phạm Thị Túy đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân hiện này, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho khu vực kinh tế này.

Theo số liệu của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước có gần 102.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 1.290,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% về số doanh nghiệp và tăng 34% về số vốn. Điều đó cho thấy, những nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ thời gian qua đã phát huy tác dụng và có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm 2019, có 61.573 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 0,7% so với cùng kỳ 2018), bao gồm: 21.243 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (giảm 7,9%), 28.254 doanh nghiệp chờ giải thể (tăng 6,3%), 12.076 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 4,7%). Như vậy, trung bình mỗi tháng có 6.841 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Có thể nói bức tranh doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2019 bên cạnh những gam màu sáng thì vẫn còn đó những điểm tối. Để hiểu rõ hơn bức tranh này, mới bạn đọc đón đọc bài viết “Nhiều mảng màu sáng trong bức tranh doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Bùi Anh Tuấn và Lê Xuân Huế.

Nâng cao chất lượng tăng trưởng và hướng đến phát triển bền vững là mục tiêu trong điều hành kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giải pháp để thực hiện mục tiêu đó là nâng cao tỷ phần đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Thông qua bài viết, “Nâng cao sự đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp đối với phát triển kinh tế”, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TFP, đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng của nền kinh tế theo chiều sâu trong bối cảnh hội nhập quốc tế và áp dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư vào tổ chức sản xuất và quản lý.

Lãng phí đầu tư công là “căn bệnh” trầm kha của nền kinh tế. Luật Đầu tư công năm 2014 ra đời đã siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công, tuy nhiên báo cáo của Kiểm toán nhà nước mới đây đã chỉ ra rất nhiều sai phạm trong thực hiện. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường tính kỷ luật trong đầu tư công, tăng cường hiệu quả đầu tư là việc làm cấp thiết hiện nay. Vậy làm thế nào để công tác quản lý đầu tư công trở lên hiệu quả hơn, mời bạn đọc đón đọc bài viết, “Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quản lý đầu tư công” của tác giả Nguyễn Thị Kim Chung.Thời gian qua, thị trường nội dung số đã có sự phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được trong lĩnh vực này còn xa mới tương xứng với tiềm năng phát triển. Nhiều nghiên cứu, đánh giá, cũng như thực tế đã chỉ ra rằng, ngành công nghiệp nội dung số đã phát triển một cách tự phát, nhân lực và năng lực công nghệ nội dung số còn thấp… Những hạn chế đó đòi hỏi cần có các giải pháp khắc phục hiệu quả, để thúc đẩy phát triển thị trường nội dung số của Việt Nam. Thông qua bài viết “Phát triển thị trường nội dung số tại Việt Nam”, tác giả Vũ Trọng Phong đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường số tại Việt Nam.

Ngành công nghiệp than đã và đang đóng góp vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, lượng than khai thác trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu than, làm cho thị trường than cả cung và cầu trở nên đa dạng và phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thông qua bài viết, “Đề xuất mô hình thị trường than Việt Nam hướng tới phát triển bền vững”, tác giả Lê Đình Chiều đánh giá thực trạng phát triển ngành than hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững thị trường than.

Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Phạm Thị Túy: Nhận diện và tháo gỡ các rào cản để KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

Bùi Anh Tuấn, Lê Xuân Huế: Nhiều mảng màu sáng trong bức tranh doanh nghiệp Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Thị Thu Hà: Nâng cao sự đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp đối với phát triển kinh tế

Nguyễn Thị Kim Chung: Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quản lý đầu tư công

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Vũ Trọng Phong: Phát triển thị trường nội dung số tại Việt Nam

Lê Đình Chiều: Đề xuất mô hình thị trường than Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

Nguyễn Thị Mai: Nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu thị trường tại các doanh nghiệp Việt Nam

Nguyễn Thị Ngọc Hương: Những lợi ích và khó khăn khi sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp

Lê Xuân Tình: Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Lê Hoằng Bá Huyền: Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Hồng Đức

Trần Thị Nguyệt Cầm: Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc

Phạm Tiến Dũng: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử

Nguyễn Thị Hải: Thúc đẩy nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

Bùi Thanh Minh: Những hạn chế trong đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số - Nhìn từ góc độ chính sách

Nguyễn Văn Hùng, Bùi Thị Thanh: Tiếng Trung và cơ hội việc làm cho sinh viên khối ngành kinh tế hiện nay

NHÌN RA THẾ GiỚI

Nguyễn Thị Thanh Chi: Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam

Nguyễn Nam Hải: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV ở một số quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế và bài học đối với Việt Nam

Hoàng Thị Ba: Quản trị quan hệ khách hàng ngành chè xuất khẩu ở một số doanh nghiệp trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam

Nguyễn Thanh Tuấn: Kinh nghiệm phát triển thị trường khoa học, công nghệ của Trung Quốc và tham khảo cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Kim Đoan: Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông: Nhận diện khó khăn để bứt phá

Bùi Hữu Đức: Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình

Đỗ Thu Nga, Huỳnh Thị Bích Ngọc: Bàn về giải pháp phát triển du lịch homestay huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

Đỗ Ngân Hương: Công đoàn Giáo dục Việt Nam: Một số hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn

Tạ Văn Nam: Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Pham Thi Tuy: Identify and remove barriers so as to turn private enonomy into an important driving force of Vietnam’s economy

Bui Anh Tuan: Many bright spots in the picture of Vietnamese businesses

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Thi Thu Ha: Enhance the contribution of total factor productivity to economic development

Nguyen Thi Kim Chung: To overcome the limitations and obstacles in the management of public investment

RESEARCH - DISCUSSION

Vu Trong Phong: To boost digital content market in Vietnam

Le Dinh Chieu: Propose a model of Vietnam’s coal market towards sustainable development

Nguyen Thi Mai: Improve the quality of demand forecasting in Vietnamese enterprises

Nguyen Thi Ngoc Huong: Benefits and difficulties in using electronic invoices in enterprises

Le Xuan Tinh: The dynamic competitiveness of Vietnamese animal feed producers in the context of integration

Le Hoang Ba Huyen: Building an innovative startup ecosystem at Hong Duc University

Tran Thi Nguyet Cam: Promoting exports to Korea’s market

Pham Tien Dung: Develop electronics supporting industries

Nguyen Thi Hai: Promote investment into agricultural sector in Vietnam

Bui Thanh Minh: Constraints to vocational training for ethnic minority youth - From the policy perspective

Nguyen Van Hung, Bui Thi Thanh: Chinese and job opportunities for students in economics-related faculties today

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thi Thanh Chi: Innovation of state management of private enterprises in Korea and suggestions for Vietnam

Nguyen Nam Hai: Enhance the competitiveness of SMEs in some countries in the context of economic integration and suggestions for Vietnam

Hoang Thi Ba: Customer relationship management of export tea industry in some businesses over the world and implications for Vietnam

Nguyen Thanh Tuan: China’s experience in developing the science and technology market and implications for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Kim Doan: Socio-economic development policy for ethnic minority areas in Dak Nong province: Identify difficulties to make a breakthrough

Bui Huu Duc: Some issues of economic restructuring in Thai Binh province

Do Thu Nga, Huynh Thi Bich Ngoc: Discussion on the solutions to spur homestay tourism in Chau Thanh district, Ben Tre province

Do Ngan Huong: National Education Union of Vietnam: A number of activities to improve the quality of trade union staffs

Ta Van Nam: Schemes to mobilize foreign investment in socio-economic development in Lai Chau province