Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 29 (711)
Cải cách quản lý thuế đã được Chính phủ Việt Nam đề ra từ rất sớm nhằm mục tiêu nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, thực hiện có hiệu quả chính sách thuế trong quá trình hội nhập. Trên cơ sở đó tăng thu ngân sách nhà nước, trực tiếp góp phần giảm bội chi, giảm nợ công quốc gia. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý thuế vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, như: thủ tục hành chính về thuế chưa tạo thuận lợi, ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa nghiêm, vẫn còn nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuế, gian lận và trốn thuế... Làm thế nào để khắc phục những bất cấp này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam - Tầm nhìn năm 2030” của tác giả Bùi Hồng Điệp.
Dịch vụ tài chính (DVTC) có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ khi hội nhập, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải cách DVTC. Tuy nhiên, trong bối cảnh Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm nửa đầu tiên hoàn thành thủ tục phê chuẩn, thì việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách DVTC nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập nói chung, yêu cầu của CPTPP nói riêng ngày càng trở nên cần thiết, thậm chí là bức xúc. Thông qua bài viết, “Đẩy mạnh cải cách dịch vụ tài chính đáp ứng yêu cầu hội nhập theo cam kết trong CPTPP”, tác giả Lê Mai Anh đánh giá thực trạng DVTC của nước ta, đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển trong thời gian tới.
Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU (EVFTA và IPA) chính thức được ký kết vào ngày 30/06/2019 tại Hà Nội sau hành trình 9 năm đàm phán. Với những cam kết trong Hiệp định, dự kiến EVFTA sẽ đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp của hai bên trên nhiều phương diện. Một trong những cam kết mở cửa theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là Mua sắm Chính phủ (MSCP). Vậy , EVFTA sẽ tác động như thế nào đến hoạt động mua sắm công tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Tác động của EVFTA đối với hoạt động mua sắm công tại Việt Nam” của tác giả Mai Đình Lâm.
Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA) chính thức được ký kết vào ngày 30/06/2019. Cùng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), EVIPA được xem sẽ là cú huých lớn đối với nền kinh tế Việt Nam và được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng đầu tư nước ngoài (FDI), thu hút thêm các nhà đầu tư trong một số ngành nghề, mà EU có tiềm năng, như: công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ ngân hàng, tài chính… Tuy nhiên, để hiện thực hóa được mục tiêu này không hề đơn giản. Thông qua bài viết, “Khả năng thu hút vốn FDI chất lượng cao từ EU khi thực thi hiệp định EVIPA”, tác giả Lê Như Quỳnh đánh giá những tác động của EVIPA đến thu hút đầu tư vào Việt Nam đồng thời đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.
Theo Ngân hàng Nhà nước, quá trình xử lý nợ xấu tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 15/08/2017. Dù tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhanh, nhưng trên thực tế, việc xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, cần được khắc phục. Thông qua bài viết, “Xử lý nợ xấu: Nhiệm vụ khó khăn của ngành ngân hàng!”, tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ mốt số khó khăn trong giải quyết nợ xấu trong thời gian tới.
Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Bùi Hồng Điệp: Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam - Tầm nhìn năm 2030
Lê Mai Anh: Đẩy mạnh cải cách dịch vụ tài chính đáp ứng yêu cầu hội nhập theo cam kết trong CPTPP
Mai Đình Lâm: Tác động của EVFTA đối với hoạt động mua sắm công tại Việt Nam
Lê Như Quỳnh: Khả năng thu hút vốn FDI chất lượng cao từ EU khi thực thi hiệp định EVIPA
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Bùi Tất Thắng: Phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021-2030 - Vấn đề đặt ra đối với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Phạm Anh Tuấn, Hà Mạnh Hùng, Bùi Trinh: Mối quan hệ giữa nhóm ngành lâm nghiệp với nền kinh tế
Nguyễn Thị Minh Ngọc: Xử lý nợ xấu: Nhiệm vụ khó khăn của ngành ngân hàng!
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Lê Thị Hiền: Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay
Đào Thị Hồ Hương: Đầu tư công của ngành nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp
Đàm Thị Thanh Thủy: Giải pháp phát triển bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam
Chu Thị Hồng Phượng: Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp
Vũ Thị Phương Thụy: Giải pháp giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán
Đỗ Văn Viện: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam
Nguyễn Ngọc Trung: Nhận diện những rào cản của mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 và đề xuất giải pháp
Dương Lê Vân: Phát huy hơn nữa tín dụng chính sách xã hội trong giảm nghèo bền vững: Thực trạng và giải pháp
Nguyễn Thị Hồng Nhung: Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Phạm Thị Ngoan, Nguyễn Vân Dung: Về chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần FPT Software, Chi nhánh Hà Nội
Nguyễn Thị Tuyết Trinh: Tăng cường liên kết vùng để phát triển kinh tế biển miền Trung
Từ Thúy Anh, Phạm Xuân Trường: Thực tiễn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất tại Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
Nguyễn Thành Nam: Năng lực cạnh tranh của hàng không dân dụng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Lê Hoàng Oanh: Một số vấn đề trong đầu tư xây dựng cơ bản cho lĩnh vực thủy lợi từ nguồn NSNN tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHÌN RA THẾ GiỚI
Phan Tú Anh: Chuyển đổi nền kinh tế số: Kinh nghiệm của Singapore và những gợi ý cho Việt Nam
Nguyễn Thị Thu Trang, Lương Xuân Minh: Phát triển tài chính toàn diện: Kinh nghiệm của Malaysia và Tazania - Gợi ý cho Việt Nam
Bùi Ngọc Hiền: Kinh nghiệm phát triển trí tuệ nhân tạo của Mỹ và Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam
Hồ Quỳnh Anh: Mua - bán, sáp nhập DNNN ở Trung Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Tống Văn Thái: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội
Tường Mạnh Dũng: Xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp - Giải pháp cho phát triển vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Tạ Thị Đoàn: Xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Bùi Thị Thảo: Phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa theo hướng bền vững
Nguyễn Thị Hoàng Quyên: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang
Tạ Doãn Cường: Đẩy mạnh xuất khẩu trái cây tại tỉnh Tiền Giang
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Bui Hong Diep: Tax administration reform in Vietnam - Vision to 2030
Le Mai Anh: Accelerate financial service reform to meet the requirements of CPTPP
Mai Dinh Lam: Impact of EVFTA on the public procurement in Vietnam
Le Nhu Quynh: Ability to attract high-quality FDI capital from the EU when EVIPA comes into effect
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Bui Tat Thang: Socio-economic development of Vietnam for the period 2021-2030 - Issues concerning science, technology and innovation
Pham Anh Tuan, Ha Manh Hung, Bui Trinh: The relationship between forestry sector and the economy
Nguyen Thi Minh Ngoc: Dealing with bad debts: A difficult mission of the banking sector!
RESEARCH - DISCUSSION
Le Thi Hien: To boost hi-tech agricultural enterprises in Vietnam today
Dao Thi Ho Huong: Public investment in agriculture sector: Reality and solutions
Dam Thi Thanh Thuy: Schemes to expand agricultural insurance in Vietnam
Chu Thi Hong Phuong: Export of agricultural products to China: Current situation and solutions
Vu Thi Phuong Thuy: Schemes to reduce the use of cash for payments
Do Van Vien: Strengthen the competitiveness of Vietnam’s tourism sector
Nguyen Ngoc Trung: Identify the barriers of the goal of one million businesses by 2020 and propose solutions
Duong Le Van: Promote social policy credit in sustainable poverty reduction: Current situation and solutions
Nguyen Thi Hong Nhung: Developing Vietnamese culture and people in the current context
Pham Thi Ngoan, Nguyen Van Dung: Regarding the quality of human resources at FPT Software, Hanoi Branch
Nguyen Thi Tuyet Trinh: Enhance regional linkage to develop the marine economy in the Central region
Tu Thuy Anh, Pham Xuan Truong: Practical application of environmental standards in manufacturing in Vietnam and some policy recommendations
Nguyen Thanh Nam: Competitiveness of Vietnam civil aviation in the context of international integration
Le Hoang Oanh: Some issues concerning capital construction investment in the field of irrigation from the state budget at Ministry of Agriculture and Rural Development
WORLD OUTLOOK
Phan Tu Anh: Transformation to a digital economy: Experience of Singapore and suggestions for Vietnam
Nguyen Thi Thu Trang, Luong Xuan Minh: Inclusive financial development: Experiences of Malaysia and Tazania - Implications for Vietnam
Bui Ngoc Hien: Experiences from the US and China in developing AI and recommendations for Vietnam
Ho Quynh Anh: M&A deals performed by SOEs in China and suggestions for Vietnam
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Tong Van Thai: Improve the efficiency of state management of land in Chuong My district, Hanoi city
Tuong Manh Dung: Develop agricultural value chains - Solutions for developing specialized farming areas in Hung Yen province
Ta Thi Doan: Develop models of community-based tourism to create sustainable livelihoods in Bac Yen district, Son La province
Bui Thi Thao: To boost Khanh Hoa’s tourism towards sustainability
Nguyen Thi Hoang Quyen: Improve the quality of human resources in tourism in Kien Giang province
Ta Doan Cuong: Promote Tien Giang province’s fruit export
Bình luận