Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 31(821)
|
Hiện nay, nhiều học giả tư sản cho rằng, kinh tế thị trường là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản. Việt Nam phát triển kinh tế thị trường là sự rập khuôn, máy móc, không đúng với quy luật kinh tế khách quan. Thực chất, đây là quan điểm sai trái, xuyên tạc, chống phá chủ trương, đường lối phát triển kinh tế ở nước ta. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Thông qua bài viết “Lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, nhóm tác giả Đỗ Hồng Quân, Phạm Quang Hải, Nguyễn Bá Vận đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới ở nước ta trong hơn ba thập kỷ qua đã đem lại những biến đổi sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Những thành tựu đạt được không thể không kể đến sự đóng góp rất hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân còn gặp nhiều rào cản, cần những giải pháp kịp thời để đưa khu vực này bứt phá mạnh mẽ hơn nữa. Bài viết “Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam qua các thời kỳ và một số rào cản trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Mai Thị Vũ Hương đánh giá một số rào cả mà các doanh nghiệp tư nhân hiện nay đang gặp phải, từ đó kiến nghị một số giải pháp tháo gỡ.
Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index - viết tắt là GCI) được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của 1 nền kinh tế, đồng thời cũng là số liệu tham chiếu hữu ích đối với các nhà đầu tư nước ngoài trước các lựa chọn môi trường đầu tư. Bài viết “Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam hiện nay nhìn qua chỉ số GCI”, nhóm tác giả Phan Quốc Thái, Nguyễn Thị Lợi đưa ra những nhận định về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam hiện nay và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chỉ số GCI, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời gian tới.
Trong 2 năm (2020-2021), sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã đặt các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam trước những thách thức, khó khăn chưa từng có, phần lớn doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất thị trường, đứt gãy chuỗi cung ứng, mất kiểm soát về nhân công, chi phí và dòng tiền. Bài viết “Điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, nhóm tác giả Bùi Văn Dũng, Lê Văn Cường, Lê Văn Châu phân tích tác động của đại dịch Covid-19 tới chiến lược phát triển của các DNNVV Việt Nam trong và sau đại dịch, từ đó đề xuất các giải pháp về mặt chiến lược góp phần hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng để phát triển bền vững từ khủng hoảng.
Trong những năm gần đây, các quy định mới về minh bạch hóa thông tin đã được các quốc gia xây dựng, để tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về kiểm soát thông tin chủ sở hữu hưởng lợi. Đây có thể coi là những động lực mạnh mẽ cho các quốc gia trong nỗ lực tăng cường tính minh bạch trong môi trường kinh doanh, công khai thông tin về quyền sở hữu doanh nghiệp. Đăng ký kinh doanh là bước đầu tiên để hình thành một doanh nghiệp, vì vậy, việc thu thập, quản lý thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi ở ngay từ bước này đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua bài viết “Quản lý thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi trong đăng ký kinh doanh”, tác giả Nguyễn Thị Việt Anh đề xuất một số phương hướng quản lý thông tin chủ sở hữu hưởng lợi tại Việt Nam.
Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo là một trong ba lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA. Nguồn vốn ODA trong nông nghiệp được sử dụng chủ yếu cho các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm… đóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Thông qua bài viết “Đóng góp của ODA đối với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh đánh giá thực trạng ODA đối với nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, từ đó khuyến nghị một số giải pháp trong thời gian tới.
Cùng với đó, trong số này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Đỗ Hồng Quân, Phạm Quang Hải, Nguyễn Bá Vận: Lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Ngô Kiều Hưng: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Mai Thị Vũ Hương: Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam qua các thời kỳ và một số rào cản trong giai đoạn hiện nay
Phan Quốc Thái, Nguyễn Thị Lợi: Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam hiện nay nhìn qua chỉ số GCI
Bùi Văn Dũng, Lê Văn Cường, Lê Văn Châu: Điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Nguyễn Thị Việt Anh: Quản lý thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi trong đăng ký kinh doanh
Nguyễn Thị Hồng Hạnh: Đóng góp của ODA đối với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
Nguyễn Thị Thúy Ngọc: Chuyển đổi số ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp
Nguyễn Kim Tuyến: Giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp logistics Việt Nam
Phạm Thị Hồng Vân: Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp ngành logistics trong và sau thời kỳ dịch Covid-19
Nguyễn Thị Tuyết Trinh: Giữ chân nhân sự ngành du lịch trong bối cảnh "bình thường mới" hiện nay
Ngô Thị Thủy: Khai thác thủy sản ở Việt Nam: Những khó khăn và giải pháp
Trần Thị Nhật Hà: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Ngô Xuân Nam: Hoàn thiện quy trình quản trị dịch vụ khách hàng của Tập đoàn SCI
Nguyễn Minh Tuấn: Cung ứng đất hiếm toàn cầu và tiềm năng của Việt Nam
NHÌN RA THẾ GIỚI
Vũ Lệ Hằng, Hoàng Ngọc Mai: Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bài học cho Việt Nam
Hoàng Thị Vân Anh: Kinh nghiệm của một số nước về thực thi chính sách, biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Phương Dung: Chính sách học phí giáo dục đại học của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Trịnh Anh Quỳnh: Tái cơ cấu ngành trồng trọt ở Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh mới
Mai Thị Thu Hà, Mai Trọng Tấn: Thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên
Trần Tuấn Việt: Giải pháp phát triển nông nghiệp giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Nguyễn Tử Hoài Sơn, Đinh Thị Minh, Nguyễn Minh Vũ: Ninh Bình hướng tới tăng trưởng xanh
Nguyễn Thị Lan Anh, Trần Thị Mai, Hồ Thị Hiền: Thực trạng và giải pháp hoạt động du lịch nông thôn các huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An
Đỗ Văn Nhân: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình trong và sau dịch Covid-19
Hoàng Thị Ánh Nguyệt: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Vĩnh Phúc quan tâm đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Do Hong Quan, Pham Quang Hai, Nguyen Ba Van: Theory and practice of the development of the socialist-oriented market economy in Vietnam
Ngo Kieu Hung: Solutions to improve the effectiveness of the fight against wrong and hostile views on socialism and the path to socialism in Vietnam
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Mai Thi Vu Huong: Perspectives on private sector development in Vietnam over the periods and some barriers in the current context
Phan Quoc Thai, Nguyen Thi Loi: National competitiveness of Vietnam in terms of GCI
Bui Van Dung, Le Van Cuong, Le Van Chau: Adjusting business strategies for Vietnamese small and medium-sized enterprises
RESEARCH - DISCUSSION
Nguyen Thi Viet Anh: Management of beneficial ownership information in business registration
Nguyen Thi Hong Hanh: Contribution of ODA to Vietnam’s agricultural and rural development
Nguyen Thi Thuy Ngoc: Digital transformation in Vietnam’s banking sector: Reality and solutions
Nguyen Kim Tuyen: Solutions to digital transformation of Vietnamese logistics enterprises
Pham Thi Hong Van: Opportunities and challenges of logistics enterprises during and after the Covid-19 pandemic
Nguyen Thi Tuyet Trinh: Retaining human resources in tourism in the new normal context
Ngo Thi Thuy: Fishery exploitation in Vietnam: Difficulties and solutions
Tran Thi Nhat Ha: Improving high-quality human resources in Vietnam
Ngo Xuan Nam: Completing customer service management process of SCI Group
Nguyen Minh Tuan: Global rare-earth supply and Vietnam’s potential
WORLD OUTLOOK
Vu Le Hang, Hoang Ngoc Mai: International experience on agricultural development in response to climate change and lessons for Vietnam
Hoang Thi Van Anh: Experiences of some countries on implementation of policies and measures to stimulate domestic consumption and lessons for Vietnam
Nguyen Thi Phuong Dung: Tuition policy for higher education of some countries in the world and experience for Vietnam
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Trinh Anh Quynh: Restructuring arable farming sector in Hanoi towards sustainable development
Improve the competitiveness index of Bac Giang province in the new context
Mai Thi Thu Ha, Mai Trong Tan: Implemention of public investment policies in Thai Nguyen province
Tran Tuan Viet: Solutions to the development of high-value agriculture in Hoa Binh province
Nguyen Tu Hoai Son, Dinh Thi Minh, Nguyen Minh Vu: Ninh Binh aims for green growth
Nguyen Thi Lan Anh, Tran Thi Mai, Ho Thi Hien: Reality and solutions for rural tourism activities in the western mountainous districts of Nghe An province
Do Van Nhan: Development of tourism in Quang Binh province during and after the Covid-19 pandemic
Hoang Thi Anh Nguyet: Some schemes to boost businesses and promote startups in Dong Thap province
Vinh Phuc is interested in promoting the management of planning and development of industrial parks
Bình luận