Trong bối cảnh ngân sách không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng trong nhiều năm tới, việc thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đã và đang trở thành giải pháp vô cùng quan trọng đối với Việt Nam. Mặc dù đã triển khai mô hình PPP trong việc phát triển hạ tầng trong 2 thập niên qua và đạt được những kết quả đáng khích lệ, song thực tế cho thấy, để triển khai có hiệu quả phương thức này, việc công khai, minh bạch các dự án đầu tư PPP là vô cùng cần thiết. Thông qua bài viết, “Vấn đề công khai, minh bạch trong thu hút nguồn vốn qua phương thức đối tác công - tư (PPP)”, tác giả Mai Thị Kim Oanh đánh giá thực trạng thực hiện các dự án PPP trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

Không thể phủ nhận được sự tác động mạnh mẽ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư đến mọi mặt trong đời sống xã hội. CMCN 4.0 sẽ tạo ra cơ hội, tạo điều kiện cũng như thúc ép các ngành nghề đều phải thay đổi phương thức kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) nói riêng, nếu không muốn bị tụt hậu so với các lĩnh vực kinh doanh thương mại khác. Thông qua bài viết, “Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản trong bối cảnh CMCN 4.0”, tác giả Nguyễn Thế Phán khái quát một số xu hướng phát triển của thị trường BĐS trong bối cảnh CMCN 4.0 tới lĩnh vực này và đưa ra một số vấn đề cần lưu ý trong thời gian tới.

Hoạt động cho vay tiêu dùng đã và đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, do đó dẫn đến nhu cầu cần hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động này một cách chặt chẽ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là bên yếu thế hơn chính là các khách hàng. Bài viết, “Hoàn thiện khung pháp lý hoạt động cho vay tiêu dùng”, tác giả Trần Văn Tuấn đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam cùng khung pháp lý hiện hành của hoạt động này.

Vẫn tiếp đà phát triển ở nhóm cao nhất thế giới trong năm 2018, sang năm 2019, nhiều điểm sáng kinh tế của Việt Nam đang phát quang ngay trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, từ việc dùng dằng “đi”, “ở” của kinh tế Anh quốc trong khối EU... Tính ổn định và nhiều thành tựu kinh tế của Việt Nam tiếp tục tỏa sáng đã, một mặt, kéo các nhà đầu tư vốn hướng vào Việt Nam, mặt khác, đánh thức các nguồn vốn nội địa và tạo cho Việt Nam nhiều thị trường xuất - nhập khẩu mới xuất hiện, nhất là từ sau khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/01/2019. Trong các điểm sáng nói trên, thị trường tài chính đang là khu vực ở top “phát quang” mạnh nhất. Vậy thị trường tài chính Việt Nam đã đạt được những kết quả gì, định hướng trong thời gian tới như thế nào? Mời bạn đọc đón bài viết, “Thị trường tài chính Việt Nam năm 2019 - Thành tựu, xu hướng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững” của tác giả Nguyễn Đại Lai.

Các doanh nghiệp nhà nước (State-owned enterprises-SOEs) là lực lượng vật chất quan trọng để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nghiên cứu này khảo sát và đánh giá hiện trạng thực thi vị trí, vai trò của SOEs và nhận thấy những thách thức to lớn từ sự suy giảm quy mô và tính hiệu quả thấp. Tuy nhiên, phân tích dựa trên kết quả đánh giá thẻ điểm quản trị công ty (QTCT) ASEAN, trong đó nhiều SOEs ở cả Việt Nam và các nước trong khu vực có chất lượng QTCT tốt nhất đã gợi mở một hướng đi để hoàn thành sứ mệnh của mình. Để hiểu rõ hơn những nội dung này, mời bạn đọc đón đọc bài viết “Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước tại Việt Nam: Quản trị công ty đang là động lực mạnh mẽ nhất” của nhóm tác giả Trần Thị Hồng Liên, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Thị Bình Minh, Nguyễn Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Yến.

Vốn ODA (Official Development Assistance) có vai trò quan trọng, góp phần nâng cấp các hệ thống công trình thủy lợi, phục vụ phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế - xã hội khác, từng bước nâng cao mức đảm bảo an toàn trước thiên tai. Thời gian qua, công tác quản lý dự án sử dụng vốn ODA đã có những tiến bộ nhất định và đạt hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần được khắc phục, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã “tốt nghiệp ODA”. Thông qua bài viết, “Quản lý sử dụng vốn ODA trong các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi”, tác giả Vũ Ngọc Luân đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án thủy lợi sử dụng vốn ODA và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả nguồn vốn này

Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Mai Thị Kim Oanh: Vấn đề công khai, minh bạch trong thu hút nguồn vốn qua phương thức đối tác công - tư (PPP)

Nguyễn Thế Phán: Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản trong bối cảnh CMCN 4.0

Trần Văn Tuấn: Hoàn thiện khung pháp lý hoạt động cho vay tiêu dùng

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Đại Lai: Thị trường tài chính Việt Nam năm 2019 - Thành tựu, xu hướng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững

Trần Thị Hồng Liên, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Thị Bình Minh, Nguyễn Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Yến: Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước tại Việt Nam: Quản trị công ty đang là động lực mạnh mẽ nhất

Vũ Ngọc Luân: Quản lý sử dụng vốn ODA trong các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Vũ Hồng Nhung: Thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI

Nguyễn Gia Thọ, Tống Thị Thu Hòa, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Hương: Thực trạng thu hút vốn FDI vào phát triển du lịch Việt Nam

Đặng Thị Hiền: Ngành hải sản Việt Nam trong bối cảnh EU phạt thẻ vàng: Thách thức và một số giải pháp

Nguyễn Duy Nghĩa: Việt Nam xuất siêu hay thực sự nhập siêu?

Vũ Thị Phương Thụy: Phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Phạm Tiến Dũng: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Vương Phương Hoa: Công nghệ thông tin và truyền thông đối với sự phát triển nông nghiệp hiện đại ở Việt Nam

Đào Thị Thanh Thúy, Hồ Thị Lý: Hệ thống thông tin kế toán môi trường trong doanh nghiệp tại Việt Nam

Thăng Thị Hồng Nhung, Vũ Thị Thu Huyền: Đánh giá kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương tại Việt Nam

Nguyễn Thị Minh Huệ: Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thuế và bảo hiểm xã hội

Đinh Mai Thanh: Thực trạng và triển vọng phát triển sản xuất giấy bao bì ở Việt Nam

Đỗ Thị Tươi: Xây dựng chính sách tiền lương trong doanh nghiệp theo cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam

Đào Thị Hồng Lam: Tiếng Anh và cơ hội việc làm cho sinh viên hiện nay

Hoàng Thị Nga: Vai trò của tổ chức công đoàn trong định hướng giá trị của công nhân lao động

NHÌN RA THẾ GiỚI

Phạm Chí Nghĩa: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản

Nguyễn Hải Đăng: Kinh nghiệm thu hút FDI xanh của Trung Quốc

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Bùi Ngọc Quỵnh, Nguyễn Văn Hoan: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Thái Bình

Trần Thị Dung, Giáp Minh Nguyệt Ánh, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Kiều Hoa, Nguyễn Thị Diệu Linh: Công tác quản lý chi thường xuyên tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Đinh Thị Thu Thủy, Lê Thị Thu Hà: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Nam Thanh Hóa

Bùi Minh Thông: Bắc Ninh đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư

Trần Trung Dũng, Võ Văn Thành: Quản lý nhà nước về chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Mai Thi Kim Oanh: The issue of openness and transparency in attracting investment in the form of public-private partnerships (PPP)

Nguyen The Phan: Development trend of real estate market in the context of the Fourth Industrial Revolution

Tran Van Tuan: Complete the legal framework for consumer lending activities

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Dai Lai: Vietnam’s financial market in 2019 - Achievements, trends and solutions for sustainable development

Tran Thi Hong Lien, Phung Thanh Binh, Nguyen Thi Binh Minh, Nguyen Thi Hong Gam,

Nguyen Thi Yen: The leading role of the state economy in Vietnam: Corporate governance is the most powerful motivation

Vu Ngoc Luan: Management and use of ODA in irrigation projects

RESEARCH - DISCUSSION

Vu Hong Nhung: Promote the linkage between domestic and FDI enterprises

Nguyen Gia Tho, Tong Thi Thu Hoa, Nguyen Thi Thu Ha, Pham Thi Huong: The reality of FDI attraction into Vietnam’s tourism development

Dang Thi Hien: Vietnam’s seafood in the context of the EU’s issuance of yellow card: Challenges and solutions

Nguyen Duy Nghia: Does Vietnam record trade surplus or trade deficit?

Vu Thi Phuong Thuy: To boost digital economy in Vietnam

Pham Tien Dung: Some schemes to improve effectiveness of the protection of consumer rights

Vuong Phuong Hoa: Information and communication technology in modern agricultural development in Vietnam

Dao Thi Thanh Thuy, Ho Thi Ly: Environmental accounting information system in Vietnam-based enterprises

Thang Thi Hong Nhung, Vu Thi Thu Huyen: Evaluate the performance of the local development investment funds in Vietnam

Nguyen Thi Minh Hue: Enhance the effectiveness of coordination between the tax and social insurance authorities

Dinh Mai Thanh: Current situation and development prospect of packaging paper production in Vietnam

Do Thi Tuoi: Formulate wage policies in enterprises in accordance with the current market mechanism in Vietnam

Dao Thi Hong Lam: English and job opportunities for students today

Hoang Thi Nga: The role of trade unions in the value orientation of workers

WORLD OUTLOOK

Pham Chi Nghia: Experience in human resources development of a number of foreign businesses exporting workers to Japan

Nguyen Hai Dang: China’s experience in attracting green FDI

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Bui Ngoc Quynh, Nguyen Van Hoan: Sustainable agricultural development in Thai Binh

Tran Thi Dung, Giap Minh Nguyet Anh, Nguyen Thi Thu Trang, Nguyen Kieu Hoa, Nguyen Thi Dieu Linh: Management of normal expenditure in Thanh Thuy district, Phu Tho province

Dinh Thi Thu Thuy, Le Thi Thu Ha: Solutions to enhance credit risk management at Agribank Nam Thanh Hoa Branch

Bui Minh Thong: Bac Ninh focuses on investment promotion activities

Tran Trung Dung, Vo Van Thanh: State management of domestic waste in Dak Lak province