Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5 (759)
Tại Việt Nam, số doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến khoa học và công nghệ (KH&CN) mới khoảng 11% tổng số doanh nghiệp được thành lập. Để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, thị trường KH&CN cần được phát triển mạnh mẽ, trong đó, cần những giải pháp thiết thực thúc đẩy vai trò các tổ chức trung gian - các “bà mối” - kết nối cung - cầu về KH&CN. Bài viết, “Nâng tầm thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam: Cần phát triển vai trò “bà mối”, nhóm tác giả Lê Trung Thành, Phạm Thị Huyền đánh giá vai trò vai trò, thực trạng của các tổ chức trung gian trên thị trường KH&CN, đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển trong thời gian tới.
Theo Bộ Công Thương, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019; thặng dư thương mại hàng hóa 19,1 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kết quả này đã đưa xuất - nhập khẩu trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021. Để có góc nhìn toàn diện hơn về bức tranh xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2020, mời bạn đọc đón đọc bài viết, “Nhìn lại bức tranh xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 và một vài nhận định cho năm 2021” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Trinh.
Năng suất lao động (NSLĐ) tác động một cách tổng hợp đến tất cả các hoạt động sản xuất của xã hội; tăng NSLĐ là gốc để đảm bảo sự phồn vinh của mỗi quốc gia, cũng như sự tiến bộ của xã hội loài người nói chung, thậm chí còn quyết định sự thắng lợi của một chế độ xã hội. Thông qua bài viết, “Năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2018”, nhóm tác giả Phan Thị Minh Hiền, Lương Văn Khôi phân tích tỷ trọng đóng góp của NSLĐ trong mức tăng trưởng kinh tế theo thành phần kinh tế và các ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 để làm cơ sở đưa ra hàm ý chính sách thúc đẩy tăng NSLĐ của Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp.
Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn 2011-2020, khu vực KTTT với nhiều hình thức đa dạng là thành phần kinh tế quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, đồng thời, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù vậy, trong giai đoạn này, sự phát triển KTTT, HTX vẫn còn tồn tại một số hạn chế, do đó, cần có những giải pháp để đẩy mạnh phát triển KTTT, HTX trong thời gian tới. Bài viết, “Giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian tới”, tác giả Đỗ Văn Thắng sẽ làm rõ hơn những nội dung này.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, trái cây Việt Nam đã có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới. Hiện cả nước có 850.000 ha cây ăn quả, chỉ chiếm 20% diện tích sản xuất lúa, nhưng mang về kim ngạch xuất khẩu (XK) hơn 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, dù tăng trưởng cao, nhưng trái cây Việt Nam chỉ mới cung ứng một phần rất nhỏ nhu cầu thị trường thế giới và đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức bởi các rào cản thương mại. Bài viết “Một số giải pháp xuất khẩu trái cây Việt Nam”, nhóm tác giả Đinh Cao Khuê, Nguyễn Thị Thủy, Trần Đình Thao phân tích thực trạng XK trái cây Việt Nam và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy XK trái cây trong những năm tới.
Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Đây là một mô hình ưu việt, loại bỏ việc tạo ra rác thải, do đó mục tiêu xa hơn là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Bài viết, “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở vùng KTTĐ phía Nam: Một số mô hình thành công và những vấn đề đặt ra”, nhóm tác giả Hoàng Anh Hoàng, Nguyễn Thị Oanh nghiên cứu một số mô hình thành công và thách thức trong phát triển kinh tế tuần hoàn ở vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để hiện thực hóa và phát triển nền kinh tế tuần hoàn Vùng trong thời gian tới.
Lãi suất là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế, vì nó tác động đến chi phí đầu tư, do đó nó là yếu tố quan trọng quyết định tổng mức đầu tư và tổng mức cầu về tiền tệ. Trong thời gian qua, chính sách lãi suất được Ngân hàng Nhà nước sử dụng đã có tác động mạnh mẽ tới hoạt động đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là khối đầu tư tư nhân. Để tăng hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự phát triển của khối đầu tư tư nhân trong nền kinh tế, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục đổi mới hơn nữa cơ chế điều hành lãi suất. Bài viết, “Tác động của lãi suất đến khu vực đầu tư tư nhân”, nhóm tác giả Trần Thị Nguyệt Cầm, Hoàng Thị Cẩm Tú sẽ làm rõ hơn những nội dung này.
Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Lê Trung Thành, Phạm Thị Huyền: Nâng tầm thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam:
Cần phát triển vai trò “bà mối”
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Nguyễn Thị Tuyết Trinh: Nhìn lại bức tranh xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 và một vài nhận định cho năm 2021
Phan Thị Minh Hiền, Lương Văn Khôi: Năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đỗ Văn Thắng: Giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian tới
Đinh Cao Khuê, Nguyễn Thị Thủy, Trần Đình Thao: Một số giải pháp xuất khẩu trái cây Việt Nam
Thăng Thị Hồng Nhung, Vũ Thị Thu Huyền: Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Trần Phương Thảo: Triển vọng phát triển ngành nhựa Việt Nam
Hoàng Anh Hoàng, Nguyễn Thị Oanh: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở vùng KTTĐ phía Nam: Một số mô hình thành công và những vấn đề đặt ra
Trần Thị Nguyệt Cầm, Hoàng Thị Cẩm Tú: Tác động của lãi suất đến khu vực đầu tư tư nhân
Mai Nguyễn Hoàng Ngân: Marketing dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại 4.0
Thái Lương Thụ: Nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư công bằng nguồn thu hợp pháp tại các trường đại học tự chủ ở Việt Nam hiện nay
Mai Nguyễn Châu Ngân: Quản trị nguồn nhân lực số của Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
Lưu Thế Vinh, Hoàng Anh Tuấn: Quản lý chất lượng nhân lực tại Công ty TNHH MTV Hóa chất 21: Thực trạng và giải pháp
NHÌN RA THẾ GIỚI
Mai Việt Dũng, Đặng Hồng Triều, Nguyễn Đức Hoàng Việt: Phát triển hệ sinh thái, nguồn nhân lực phục vụ đổi mới sáng tạo: Nhìn từ kinh nghiệm của Dự án Momentum (Tây Ban Nha)
Trần Thị Bích Ngọc, Đào Thanh Bình, Mai Thị Uyên: Những xu hướng thay đổi của thư viện đại học trên thế giới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
Nguyễn Xuân Viễn: Hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp: Một số mô hình trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Đỗ Thị Thu Huyền: Nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Nguyễn Thị Thanh Quý: Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Thực trạng và giải pháp
Lò Thị Diêng, Nguyễn Thị Dương Nga: Giải pháp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Nguyễn Thị Hạnh, Lữ Trọng Huy, Hoàng Trọng Cường: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cao Việt Hiếu: Thực trạng và một số đề xuất về xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch tiềm năng tại tỉnh Bình Phước
Phạm Hoàng Việt, Phạm Văn Tài: Hoàn thiện công tác phòng, chống tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh
Trần Anh Thương: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Tuyết Hoa Niê Kdăm, Nguyễn Thanh Phương: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản tỉnh Đắk Lắk
Vũ Trực Phức, Nguyễn Trường Hải: Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Mỹ Tho
Tô Thiện Hiền: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Phú Tân, tỉnh An Giang
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Le Trung Thanh, Pham Thi Huyen: Improve the level of Vietnam’s science and technology market: A need to boost the role of “intermediaries”
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Nguyen Thi Tuyet Trinh: Vietnam’s import-export in 2020 in review and some comments for 2021
Phan Thi Minh Hien, Luong Van Khoi: Vietnam’s labor productivity in the period of 2011-2018
RESEARCH - DISCUSSION
Do Van Thang: Solutions for the development of cooperatives and collective economy in the coming time
Dinh Cao Khue, Nguyen Thi Thuy, Tran Dinh Thao: Some schemes to export Vietnamese fruits
Thang Thi Hong Nhung, Vu Thi Thu Huyen: Vietnam’s participation in the global coffee value chain
Tran Phuong Thao: Development prospects for Vietnam’s plastic industry
Hoang Anh Hoang, Nguyen Thi Oanh: To boost circular economy in the Southern key economic region: Some successful models and problems posed
Tran Thi Nguyet Cam, Hoang Thi Cam Tu: Impact of interest rates on private investment
Mai Nguyen Hoang Ngan: Marketing services of Vietnamese businesses in the Fourth Industrial Revolution
Thai Luong Thu: Improve management efficiency of public investment projects using legal income at autonomous universities in Vietnam today
Mai Nguyen Chau Ngan: Digital human resource management of Vietnam in the context of the Fourth Industrial Revolution
Luu The Vinh, Hoang Anh Tuan: Human resource-related quality management at 21 Chemical One Member Limited Liability Company, Ministry of Defense: Current situation and solutions
WORLD OUTLOOK
Mai Viet Dung, Dang Hong Trieu, Nguyen Duc Hoang Viet: Boosting ecosystem and human resources for innovation and creativity: Seen from the experience of Momentum Project (Spain)
Tran Thi Bich Ngoc, Dao Thanh Binh, Mai Thi Uyen: The changing trends of university libraries in the world in the context of the Fourth Industrial Revolution
Nguyen Xuan Vien: Cooperation between universities and businesses: Some models in the world and implications for Vietnam
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Do Thi Thu Huyen: Strengthen capacity of managers in Quang Ninh province-based travel businesses
Nguyen Thi Thanh Quy: Promote community-based tourism in Quang Ninh province: Current situation and solutions
Lo Thi Dieng, Nguyen Thi Duong Nga: Schemes to implement the National target program on new rural construction in Bac Yen district, Son La province
Nguyen Thi Hanh, Lu Trong Huy, Hoang Trong Cuong: Settlement of complaints concerning land in Thieu Hoa district, Thanh Hoa province
Cao Viet Hieu: Current situation and some proposals on the development of potential tourism products in Binh Phuoc province
Pham Hoang Viet, Pham Van Tai: Completing the prevention and control of smuggling, trade fraud of Tra Vinh Market Management Department
Tran Anh Thuong: Completing the management of health insurance collection in Long Phu district, Soc Trang province
Tuyet Hoa Nie Kdam, Nguyen Thanh Phuong: Competitiveness of agricultural and forest product processing enterprises in Dak Lak province
Vu Truc Phuc, Nguyen Truong Hai: To expand retail credit at Vietnam Export Import Joint Stock Commercial Bank, My Tho Branch
To Thien Hien: Improving business performance of Agribank Phu Tan Branch, An Giang province
Bình luận