Cập nhật chi tiêu thường xuyên

Một cách làm có thể quản lí chi tiêu hợp lí đó là theo dõi các chi tiêu của bản thân trong ngày để xem những món đồ đã mua, số tiền bỏ ra cho món đồ đó là bao nhiêu và khoản chi tiêu đấy có hợp lí hay không. Nếu không ái ngại việc sử dụng các thiết bị điện tử, vậy bạn có thể thử dùng một số công cụ hỗ trợ chi tiêu hữu hiệu như Mind, Personal Capital,… hoặc có thể sử dụng một cuốn sổ nhỏ để ghi chép các khoản chi tiêu trong ngày. Việc làm này sẽ không ngốn quá nhiều thời gian đâu, chỉ khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày.

Hãy tập thói quen trước khi đưa ra quyết định có mua món đồ đó không hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như “Sản phẩm đấy có thực sự hữu ích?”, “Còn đủ tiền để mua nó?”, “Nếu mua liệu hành động đấy có ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu tài chính của bản thân không?”. Cách làm này cũng giúp bạn lên kế hoạch cho các khoản chi tiêu sắp tới sao cho hiệu quả với tình trạng tài chính hiện tại.

Những hành động này không chỉ giúp tránh vứt tiền vào những khoản phí không đáng có mà còn hỗ trợ để thấy được mức độ tài chính của bản thân.

Trả cho bản thân trước

Trả cho bản thân trước nghĩa là sao? Nghĩa là mỗi tháng lương hãy bỏ ra một số tiền nhất định để chuyển qua tài khoản tiết kiệm trước khi chi tiêu vào các khoản khác. Việc làm này giúp bạn có một khoản tiền tiết kiệm không hề nhỏ sau một khoảng thời gian tích góp.

Có phải sau mỗi lần nhận lương bạn lại hội họp bạn bè, đồng nghiệp đi mua sắm,… và khi cần đến tiền để giải quyết vấn đề cấp bách nào đó thì nhìn lại lại không còn là bao. Luôn trả cho bản thân trước là cách làm vô cùng hay để có một khoản phòng hờ trong một số trường hợp không mong muốn.

Giải phóng cơ thể khỏi các khoản nợ

Khi tập trung trả hết tất cả những khoản nợ hiện có, bạn có thể tự do tài chính cá nhân và thực hiện những kế hoạch của bản thân. Hãy ưu tiên trả các khoản nợ có số dư thấp nhất rồi tiếp đến là các khoản nợ khác với số dư lớn hơn. Tuy nhiên, đối với những khoản nợ có mức lãi suất cao ngất ngưỡng thì nên ưu tiên trả trước. Tùy vào từng trường hợp mà có những cách giải quyết khác nhau.

Phân loại chi tiêu theo từng mục đích

Tùy vào mức độ sử dụng nhiều hay ít của mỗi phân nhóm mà phân bổ số tiền sao cho hợp lí nhất. Nhu cầu và mục đích của mỗi người sẽ không giống nhau, từ đó các phân loại này cũng sẽ khác nhau. Một số phân loại chính theo từng mục đích có thể có là nhóm tiết kiệm, nhóm đầu tư, nhóm dự phòng và nhóm thường nhật.

Chi tiêu sao cho hợp lí và có thể tiết kiệm cũng không khẳn là quá khó khăn, chỉ cần có tính kỉ luật, không quen thói nuông chiều bản thân, tự đặt bản thân vào trong khuôn khổ. Tuy cũng cần phải linh hoạt trong một số tình cảnh, nhưng không bao giờ để cảm xúc nhất thời điều khiển tài chính bản thân.