Hà Nội: Trên 14 nghìn shipper được
Tối 27/7, đại diện Grab tại Hà Nội thông báo sẽ dừng toàn bộ hoạt động giao nhận hàng hóa và đi chợ hộ tại Hà Nội trong thời gian giãn cách xã hội

Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, tính đến sáng nay 28/7, Sở đã rà soát và tiến hành cấp mã số xác nhận bằng tin nhắn cho 8.797 xe mô tô, xe 2 bánh cho lái xe vận chuyển hàng hóa (shipper).

Cụ thể, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã rà soát và tiến hành cấp mã số xác nhận bằng tin nhắn đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô, xe 2 bánh cho lái xe từ số điện thoại “SoGTVTHaNoi” theo đề xuất Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông.

Tính đến 10h30 ngày 28/7, Sở đã cấp mã số xác nhận cho 8.797 xe trên số lượng đề xuất, đăng ký là 14.550 xe (Sở Công Thương đề xuất danh sách 699 xe, Sở Thông tin và Truyền thông gửi danh sách 13.851 xe).

Đáng chú ý, có 322 xe do sai biển kiểm soát, phương tiện đề nghị cấp là ô tô, không có số điện thoại của lái xe.

Dự kiến trong ngày hôm nay 28/7, Sở sẽ cấp phép thêm cho 5.431 xe nữa.

Sở Giao thông vận tải cho biết, hiện nay, số lượng đề nghị cấp mã tin nhắn cho lái xe do Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị quá lớn, Sở đã có văn bản kiến nghị Thành phố chỉ đạo rà soát kỹ nhu cầu và đối tượng đề xuất cấp phép hoạt động. Theo đó, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông cần rà soát kỹ nhu cầu, đối tượng đề xuất, gửi Sở Giao thông vận tải để cấp mã xác nhận vận chuyển hàng hóa đối với xe mô tô, xe 2 bánh theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố.

Tại buổi làm việc với Bộ Công Thương chiều 27/7, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Phạm Anh Tuấn đề xuất cần duy trì đội ngũ giao hàng để bảo đảm vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra đối với các lái xe đã được cấp mã xác nhận trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trước đó, để thực hiện Chỉ thị số 16 về việc cách ly xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, Sở Giao thông vận tải Hà Nội quyết định dừng các hoạt động vận tải vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe máy, bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và "xe ôm", kinh doanh giao hàng công nghệ (shipper) như Grab, Be, Gojek, MyGo, FastGo.

Sở cho biết việc giao hàng thiết yếu sẽ do siêu thị, bưu chính viễn thông tổ chức để đảm bảo phòng dịch vì đó là "lực lượng shipper có quản lý".

Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Công Thương chiều 27/7, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Phạm Anh Tuấn cho rằng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan nhanh chóng ở các tỉnh, thành phố, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, cần thực hiện bốn giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khâu lưu thông, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Cụ thể, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn đề xuất cần duy trì đội ngũ giao hàng (shipper), để bảo đảm vừa phòng chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, đề nghị Bộ Công thương phối hợp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu chính tham gia sâu hơn vào khâu lưu thông, phân phối hàng hóa, nhất là trong việc ưu tiên, tạo "luồng xanh" cho lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Liên quan đến những đề xuất của Bộ Thông tin và truyền thông, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Bộ nhất trí cao với đề xuất duy trì đội ngũ giao hàng.

Tối 27/7, đại diện Grab tại Hà Nội thông báo sẽ dừng toàn bộ hoạt động giao nhận hàng hóa và đi chợ hộ tại Hà Nội trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo hãng trên, việc dừng toàn bộ hoạt động trên từ 22h cùng ngày: "Bộ phận kỹ thuật của chúng tôi đang làm việc để có thể tắt các mục này trên ứng dụng theo đúng giờ và tuân thủ các biện pháp của cơ quan chức năng", đại diện hãng cho hay.

Trước đó, từ ngày 24/7, Grab đã tắt các hoạt động vận chuyển hành khách và giao nhận thức ăn. Tuy nhiên vẫn duy trì việc giao nhận hàng hóa và đi chợ hộ, dù Hà Nội đã yêu cầu dừng để thực hiện chỉ thị 17 của UBND Hà Nội./.

4 ngày giãn cách, Hà Nội đã xử phạt hơn 3 tỷ đồng đối với các trường hợp vi phạm phòng, chống dịch

Ngày 27/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, riêng trong ngày thứ 4 thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, lực lượng chức năng phát hiện, lập hồ sơ đề nghị UBND các cấp xử phạt hành chính 804 trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19 với số tiền 1.533.650.000 đồng.

Trong đó, 252 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt 430 triệu đồng; 15 cơ sở kinh doanh dịch vụ không chấp hành việc tạm dừng hoạt động bị xử phạt 207,5 triệu đồng; 537 trường hợp bị xử phạt hơn 896 triệu đồng về các hành vi vi phạm khác (không thực hiện biện pháp cách ly; tập trung đông người nơi công cộng; ra khỏi nhà khi không cần thiết; đeo khẩu trang không đúng quy cách...).

Như vậy, trong 4 ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội từ 24/7 đến nay theo Chỉ thị 17, các lực lượng chức năng của Thành phố đã xử phạt hơn 3 tỷ đồng đối với các trường hợp vi phạm phòng, chống dịch./.